Thần học Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thần học Việt NamĐăng Nhập

Diễn đàn của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Phong Thủy Thiên Uy


descriptionBùa chú thực dụng EmptyBùa chú thực dụng

more_horiz
Sau khi hoàn thành xong bộ bùa trị bệnh "Chúc Do thập tam khoa" nay bản điện công bố một bộ sách mới nghiên cứu về bùa chú, nguyên nhân bua chú, nhập môn bùa chú

Lời tựa:

Thuật giao thông với sự u linh của quỷ thần, không chỉ có ở Trung Quốc, gần thì có Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ. Xa thì tới tận các quốc gia trên thế giới như ở Tây Âu, Châu Phi. Đều có các thần thoại, truyền thuyết được lưu truyền từ thời cổ cho tới ngày nay, thậm chí, trong thời hiện đại khi khoa học phát triển cũng những thuyết đó cũng không bị tiêu diệt. Những thuyết về sự giao thông với quỷ thần, rất thịnh ở các quốc gia trên thế giới, những sách về nó cũng rất nhiều.
Ở Trung Quốc, tiêu biểu nhất cho thuật giao thông với sự u linh của quỷ thần, là phép bùa chú. Nó đã dần trở thành một thứ phong tục và những người thực hành thuật này chiếm số lượng không ít. Đối với nước Nhật Bản mà nói, cũng có sách về bùa chú, phép này rất thịnh hành trước thời Minh Trị Những người thực hành phép này ở Nhật rất chú trọng tới phép kết thủ ấn. Những phép thuật này đều từ Trung Quốc đại lục truyền nhập vào. Đến thời hiện đại, những sách về thủ ấn quyết lại truyền từ Nhật Bản lại Trung Quốc, Đài Loan. Đây là bởi nguyên nhân các thuật gia về bùa chú ở nước ta đã ẩn dật dẫn tới thất truyền. Trước mặt, ở các thành thị Trung Quốc trở lên, đều không có sách tốt thuộc loại này. nếu có thì đều là những thuật sâu xa không thể khảo cứu được, như không có thày giỏi thì việc tinh thông được không phải là chuyện dễ. Hiện tại, cũng có một số sách về việc thông thần, hành pháp, như các sách về bùa chú hay về kì môn độn giáp, hoặc về việc kết ân…nhưng đều không có thuyết minh kĩ, vả lại ý nghĩa sâu sắc không thể đoán biết được. Tuyệt nhiên không phải trong một thời gian ngắn vài năm mà có thể đạt được kết quả. Những người thông về thuật này thì trình độ của họ chỉ giải thích một nửa mà thôi. Đối với các sách về bùa chú, kì môn mà nói, thì khó có thuyết về “bộ Cương đạp Đẩu” (giẫm sao Cương đạp sao Đẩu) mà ít có bí quyết về việc kết tay ấn. Các sách về việc kết tay ấn quyết thì đều không có những thuyết về bùa chú hay bộ Cương đạp Đẩu. Thực ra thì việc hành pháp của bùa chú hay kì môn thì đều có sự kết hợp của ấn quyết mà các sách không làm rõ điều này. Tới các sách chọn ngày hay thông thư thời hiện đại, nội dung của nó chỉ tuyển chọn ngày, giờ của các việc như giá thú, xuất hành, thương mại, dời nhà, an tang, động thổ mà thôi, tịnh không có ngày giờ về việc nhập thần, an toạ, khai quang điểm nhãn… Bởi vậy, tất thảy các việc tìm ngày chọn thày, tạc tượng … đều theo xưa mà làm nên mới có việc thần phật linh hay không linh, ứng nghiệm hay không ứng nghiệm thì đều bởi nguyên nhân do pháp thuật không được chu toàn mà ra. Thuyết này là bởi Thái Huyền.

Tôi thời trẻ, nghiên cứu về Nho vài mươi năm, mới lĩnh hội được thuật giao thông với quỷ thần. Nhưng không chỉ tìm hiểu về bùa chú mà còn muốn phối hợp thêm với luyện khí, tâm pháp, nhật pháp, thủ ấn pháp, bộ cương pháp…Mới có thể đạt được sự thần diệu của nó. Do vậy sách này mới nhân đó mà làm ra để cung cấp cho những người yêu thích môn học này nghiên cứu và tham khảo. Quả là con đường tắt để dẫn tới đạo của thần. Cũng là kim chỉ nam của Thần học. Mong cho kẻ học và thành tựu được hãy lấy việc cứu đời lợi người làm tôn chỉ, tránh việc hại người, đó là sự trông mong, thật may lắm thay!



Thiên thứ nhất: Bàn về quỷ thần
I. Bàn về sự giao thông với quỷ thần:
Thuyết về sự giao thông với quỷ thần không chỉ ở Trung Quốc, thậm chí tại các quốc gia trên thế giới đều có các truyền thuyết đã lưu truyền từ thời cổ. Những thuyết về thần đó từ xưa tới nay, lưu truyền không ngừng Nhưng thất khó, tới thời hiện đại, khi khoa học tiến hoá thì có số đông không tin, họ cho đây chỉ là sự nhảm nhí. Song không có một cách nào có thể làm tiêu diệt được truyền thuyết về quỷ thần, mà trái lại, càng ngày nó càng lưu truyền rộng rãi hơn. Thuật giao thông với quỷ thần chính là noi theo sự lưu truyền đó, cầu thần hiển linh giúp đỡ, sai khiến quỷ thần binh tướng hoàn thành những việc mong muốn để hiển rõ sự diệu kì. Rõ hơn mà nói, phép sai khiến quỷ thần này chính là thuật thông thần trong truyền thuyết. Gộp lại thì thuật này có sức của quỷ thần, năng lực này rông lớn, có thể thiên biến vạn hoá, hô phong hoán vũ.
Từ xưa tới nay, đã có không ít kẻ sỹ để chí vào đạo này, bỏ cả vợ đẹp con ngoan, cha mẹ phú quý, tài sản…sớm mạo hiểm vào núi tìm bậc minh sư, dược thày truyền thụ cho, phải trải qua trăm nghìn khổ cực để tu luyện, một thời gian dài mới có thể có được pháp lực này.
Như nếu không có thiên tư, cùng sự nhẫn nại thì không có cách nào để tu luyện thành công. Do đó người lĩnh hội được thuật này rất ít. Người tinh thông phép thông thần ở Trung Quốc chính là những người được gọi là Phật sống (Hoạt Phật), Thần tiên sống (Hoạt Thần tiên). Thứ tới là những người được gọi là Đạo nhân, Pháp sư. Năng lực thông thần của họ thì không gì sánh được. lại do bởi thiên phú và thời gian tu học không giống nhau mà có sự khác biệt về mặt đạo hạnh.
Trong quá trình tu luyện, khả năng trình độ của thời gian và tư chất goi là “Căn cơ”. Sở dĩ căn cơ nông hay sâu đều do tư chất và thời gian tu luyện quyết định. Bởi vậy, trong số những người tu luyện, có người tu luyện vài năm, co người tu luyện vài mươi năm, hay vài trăm năm, vai nghìn năm. Mà thần lực do sự tu luyện đó mang lại cũng có những mức khác nhau. Phương thuật này trong xã hội Trung Quốc thì lợi hại của nó không gì sánh được. Như người có đức lĩnh hội được thuật này thì mang ra để cứu nước cứu dân, giúp đời trị nạn. Ngược lai, những kẻ không có đức mà có được thuật này thì muốn làm loạn, khiến đời không yên, tác hại thật khôn lường vậy. Bởi vây, người làm thày phải dốc sức vào chân pháp, nhưng không chú ý tới việc tìm người để truyền chân pháp, thuật này do đó mới bị thất truyền.
Phép giao thông với quỷ thần, có năm phép gồm: Phép cờ đảo, tế tự, phép dục kinh (tụng kinh), phép luyện khí, phép phù chú, phép kì môn độn giáp. Trong đó dễ nhất là phép cờ đảo. tế tự. Thứ đến là phép dục kinh, phép luyện khí, phép phù chú. Còn thuật kì môn độn giáp thì sâu xa khó lường, không dễ tinh thông mà mang ra sử dụng được. Bởi vậy, sự thông hành trong xã hội hiện đại chính là phép cầu đảo tế tự và phép dục kinh, những phép này ở các quốc gia khác đều rất thịnh hành. Phép cầu đảo tế tự trong các gia đình dân gian rất phổ biến, cùng với phép dục kinh, đều là sự thông dụng để thông thần, an linh. Với Trung Quốc mà nói, những nghi thức tế tự ở địa phương hay nhà nước đều dựa theo những nghi lễ cúng tế thời cổ. . trong dân gian thì những việc tang tế, cầu nguyện ở chùa miếu đều là phép cầu đảo tế tự. Phép dục kinh (cầu kinh)của nhà Phật cũng là phép cờ tế. Mà tất thảy chúng đều noi theo nghi thức của cổ chế mà để giao thông với quỷ thần.
Tế điển ở trong thần xã của Nhật Bản, hay trong dân gian thỉnh các chư tăng đạo tới làm phép là dùng phép cờ đảo tế tự để giao thông với quỷ thần. Trong Cơ Đốc giáo và Thiên Chúa giáo ở Âu Tây, việc các giáo đồ tiến hành tế tự, cầu kinh, là tương đương với phép cờ đảo tế tự và phép tụng kinh trong dân gian của Trung Quốc. Đến như các quốc gia ở châu Phi, mỗi nước mỗi tộc đều có phép tế lễ không giống nhau, ấy đều là phép giao thông với thần linh.
Ba phép phù chú, kì môn độn giáp và luyện khí đều là các thuật trong việc giao thông với quỷ thần, và là những phép uẩn áo tối cao. Khi thành tựu, có thể thông thiên, đạt địa, sai khiến được quỷ thần, khắc cố chế thắng, bởi vậy muốn tu luyện thành công không phải là chuyện dễ. Nhìn chung mà nói, ba phép này có thể tu luyện tới trình độ Hạ thừa. còn như tới trình độ Trung thừa, Thượng thừa, thì uy lực không thể nói được. Trong thời hiện đại, những người có thể thông được thuật này cao lắm mới chỉ có thể nhập môn còn uy lực thì không cao.
Theo truyền thuyết của Trung Quốc, trong thời thượng cổ những nhân vật có thể sai khiến được quỷ thần rất nhiều như Nữ Oa, Cửu thiên huyền nữ, Hoàng Đế, Văn Trọng, Khương Tử Nha, Lí Na Tra, Dương Chiến, Vân Trung Tử, ngoài ra còn có những số khác. Họ đều giỏi thần thông biến hoá, sai quỷ diệt tà, mà lại có thể xuất quỷ nhập thần. Có Chu Văn Vương, Chu Công giỏi việc bói toán thần cơ, những người thường không ai có thể sánh kịp.
Đến thời Xuân thu có Quỷ cốc tử, Tôn Tẫn, Bàng Quyên. Họ đều là những người thần thông quảng đại. Thời Tam quốc có Từ Quảng, Gia Cái Vũ hầu, Tào Hồng, lại càng giỏi về thuật kì môn độn giáp, biến hoá thông huyền. đặc biệt, Gia Cát Khổng Minh khi tại Đông Ngô có thể lập đàn mượn gió Đông nam, hoả thiêu quần Tào trăm vạn binh đều do sự cao thâm của thuật kì môn độn giáp mới có thể đạt được sự linh nghiệm kinh thiên động địa đó. Tới đời Đường, đời Minh cho tới đời Thanh, đều có những người tinh thông, bùa chú, phép của họ có thể sai khiến quỷ thần, trảm.diệt yêu tà… Đến thời hiện đại những việc đó đều đã trở thành thần thoại. Chỉ truyền lại các sách về bùa chú, kì môn, luyện khí, bát phong, cung cấp ít nhiều cho kẻ sỹ hiếu học nghiên cứu khảo sát mà thôi.
Tuy nhiên, trong thời hiện đại, khi nhân văn hoá, khoa học phát triển, trong quan niệm hiện thực của nhân loại, phần đông là không tin và cho là sư mê tín, không có sự kê cứu mà phê phán thuật thần quỷ. Song cũng có một số ít học giả để tâm nghiên cứu thuật này, để đạt được sự toàn chân, chứng thực sự tồn tại của quỉ thần, có thể dẫn dắt những người học đạt tới sự chân truyền và chứng thực công hiệu của nó. Nhưng có số đông gian lận, phạm khoa, làm hại xã hội và hại bản thân, đều bởi nguyên nhân đã bỏ mất chế tài của thần đạo.

descriptionBùa chú thực dụng EmptyRe: Bùa chú thực dụng

more_horiz
[i][b]Trong xã hội hiện đại, sự bàn luận miên man không ngừng đó là câu hỏi có hay không sự tồn tại của quỷ thần. đáp án này, tôi đã nói qua trong sách [i]“Tiên lâm thiên văn tinh tướng toàn thư”. Cho nên trong sách này không bàn tới nữa. bây giờ trước hết hãy nói tới thần quỷ, thể của thần quỷ đều là thể của khí tụ tức là linh hồn. Linh hồn này đều tồn tại trong cơ thể của mỗi người hay các loại động vật. mà nắm giữ hoạt động hành vi của các bộ thần kinh. Như trong cơ thể của con người hay các loài động vật, nắm giữ hoạt động hành vi của các bộ thần kinh bởi vậy con người có thể y theo các thao tác mà tự động sinh hoạt. Khi con người hay các loài động vật sắp chết, thì linh hồn thoát li ra khỏi cơ thể, sau khi linh hồn thoát ra thì trong ngoài cơ thể của con người và các động vật không thể hoạt động được nữa.
Sau khi linh hồn thoát li ra khỏi cơ thể, thì không thể lưu lại trong dương thế được nữa. Linh hồn đi tới thế giới của nó gọi là Trừ gian, hoà nhập với cuộc sống khí thể. Loại thể của khí tụ này được gọi là linh hồn, hay là thần hồn. xã hội kết tập của họ là trừ gian hay địa giới, đó là thế giới của các linh hồn. Vị quản lí thế giới đó là Thần, bộ thuộc của thần là các quỷ lại, quỷ sai, hiểm tướng hiểm binh. Nơi quản lí gọi là Âm phủ hay là Âm ti.
Theo sự giải thích ý nghĩa của chữ Âm thì Âm nghĩa là âm ám, u tối. Bởi vậy, Âm gian chính là thế giới U tối. Nó tương phản với xã hội của thế giới được ánh sáng mặt trời chiếu rọi. Và sinh hoạt trong thế giới đó với sinh hoạt của con người trên dương gian cũng khác nhau. Họ không sợ u ám, không sợ giá rét, ngược lại lại sợ ánh sáng nhiệt độ mặt trời, bởi vì ánh sáng mặt trời là viêm nhiệt (nóng), linh hồn là thể của khí tụ không như dương gian hay động vật. Ngoài linh hồn có hình thể cố định, cho nên thể đó mới dễ tụ dễ tán, khi gặp cường độ nhiệt hoặc ánh sáng thì dễ tán mà khó tụ.
Thử lấy nhiệt độ của sự nóng bức thí nghiệm với cơ thể của bản thân, khi nóng, khí huyết trong cơ thể có cảm giác dồn lên, xung đột với phần thịt phía trong cơ thể. Khiến cho cảm giác trong cơ thể ăn không thấy tiêu. Thậm chí khiên cho mắt hoa đầu váng. Đây đều là thể của linh hồn và huyết dịch cùng bị nhiệt độ cao làm tăng. dồn lên nhưng bị cơ thể bao vây không được thoát tán ra ngoài cơ thể, cho nên mới phát sinh ra xung đột.
Bởi vậy có thể biết được con người hay động vật trên dương gian, linh hồn trong cơ thể không bị phát tán ra ngoài. Còn con người và động vật ở cõi âm thì linh hồn không có hình thể cố định, cho nên khi gặp nhiệt độ cao rất dễ bị phát tán, khi gặp nhiệt độ thấp thì dễ ngưng kết mà tụ thể lại. Họ cũng rất sợ sét, khi thấy ánh sáng của sấm sét thì kinh sợ mà tán loạn. Tới khi gặp gió thì nhân theo thể mà ổn định, bởi vậy có thể theo gió mà bay đi.
[b]1. Đời sống của quỷ thần
:
Họ cũng như con người và động vật ở chốn dương gian có một cuộc sống sinh hoạt. Nhưng nó khác với cuộc sống sinh hoạt ở dương gian. Con người và động vật ở nhân gian, ngoài linh hồn thì có thân thể bao bọc, việc ăn uống thì phải là các loại rau thịt, canh trà… những vật có hình thể cố định tất phải thông qua miệng xuống ruột rồi qua hậu môn mà ra ngoài, hấp thụ chất dinh dưỡng mà nuôi tinh lực của cơ thể. Do đó nhờ ăn uống mà tồn tại. khí huyết thì có sự cố định như việc tránh rét tránh nóng, ban ngày làm việc, ban đêm nghỉ ngơi…Thể của quỷ thần là thể của khí tụ, sự ẩm thực cũng dùng các vật khác nhau nhưng các vật có hình thể cố định ở dương gian thì không thể ăn uống được. Sự ăn uống của các linh hồn đều là hấp thụ thực vật của khí thể, những dụng cụ, đồ vật đều là vật do khí tụ lại. Đến như chỗ ở đều là khí tụ. Việc sinh hoạt thì đêm làm ngày nghỉ làm thường, (dạ khởi trú miên) Với các linh hồn, khi khí thể tụ thì hồn tỉnh, khi khí thể tán thì hồn ngủ, lấy con ngưòi trong khi ngủ để chứng thực Khi con ngưòi ngủ thất mộng cảnh tức hồn tỉnh, khi không có mộng cảnh thì hồn mê.
Khi trong giấc ngủ, con người không mơ mộng, thì trong khi ngủ tựa như không có sự biết. Chính là lúc thể của linh hồn tán khai trong cơ thể. Tuỳ theo cơ thể ngủ. Tới khi có mộng thì cơ thể khó ngủ, linh hồn trong đó không tuỳ theo cơ thể nữa mà ở các bộ hành động thần kinh não, mắt, tai mà nắm giữ hoạt đông của chúng. Khi mộng thì hồn tỉnh, và linh hồn hoạt động. Từ đó có thể biết được hoạt động và tình hình giấc ngủ chính là hồn tụ hay hồn tán.
Quỷ thần cũng có thọ mệnh, cuộc sống của họ bắt đâù vào khi thoát li ra khỏi cơ thể, (sau khi người chết). Thọ mệnh của họ chính là lúc sắp đầu thai làm người hoặc động vật, đó là sự kết thúc. Sự luân hồi sinh tử của người hay đông vật với sự luân hồi hậu thai thoát thai của linh hồn quỷ thần, đều là sự chuyển giao lẫn nhau không ngừng. Thuyết luân hồi, khó có thể biết hết được. chỉ có thể theo lí mà suy, không thể có cách nào chứng thực. Hiện chỉ lấy các sự vật khác nhau trong khoảng trời đất để chứng tỏ mà thôi.
Hình vẽ trang 23: Hoạt động của cơ thể trong lúc ngủ. Mũi tên là hướng Linh hồn xung động lên các giác thần kinh của phần đầu. Hình trên: Khi có mộng. Hình dưới: Khi không có mộng. Từ phải sang trái: Gồm ba phần đầu, thân, linh hồn.
2. Luân hồi:
Linh hồn tồn tại trong cơ thể của con người và động vật, nắm giữ hoạt động tri giác của các bộ phận trong ngoài cơ thể, khiến cho cơ thể có thể sinh tồn. khi nhập vào là sinh, khi thoát ra là tử. Trong khoảng sát na (tích tắc) khi người hay động vật sắp sinh, hoặc sắp chết, tức là cái cửa của sinh tử cũng là cửa của luân hồi,. Người hay động vật ở dương gian, cùng với linh hồn của quỷ thần ở âm giới sớm hay muộn đều phải trải qua cửa sinh tử mà luân hồi. đây là cái mà người , động vật hay quỷ thần đều không thể tránh khỏi. lấy người và động vật mà nói, sau khi chết, linh hồn trong cơ thể thoát li khỏi thể xác mà làm quỷ làm thần. lâu sau lại tái sinh vào trong thân thể người hay động vật mà làm người hoặc động vật. lâu sau nữa lại chết đi và làm quỷ, làm thần rồi lại đầu thai…Sinh tử luân hồi chuyền giao không ngừng đều do sự tạo hoá tự nhiên của trời đất. Nhân đó lây định lí tự nhiên của trời đất cũng không có cách nào để chứng thực sinh tử luân hồi. Hiện tại chỉ có thể thấy sự luân hồi của các sự vật trong trời đất, cứ theo đó mà chứng thực sự luân hồi của sinh tử.
Trong trời đất có thể thấy rất nhiều sự luân hồi rõ rệt, như như luân hồi ngày đêm của mặt trăng mặt trời. Mặt trời thì ngày hiện ở trên mặt đất, đêm lại từ phía tây nhập vào trong đất mà không thể thấy được. Mặt trăng thì đêm hiện ở trên mặt đất mà ngày thì nhập vào dưới đất không thể thấy. Nói đến sự luân hồi tròn đầy của mặt trăng thì vào ngay 15 mỗi tháng mặt trăng lại tròn đầy.
Hình vẽ trang 25: Hình luân hồi. Sự luân hồi đêm ngày. Quả cầu là trái đất, phía trên là ngày, phía dưới là đêm.
Đến ngày mùng 1 thì không thấy. Ngày mùng 7, mùng 8 và ngày 20 thì khuyết. Đối với sự sinh thác luân hồi của các loài thảo mộc cây cỏ mà nói, này mầm rồi trưởng thành, đén ngày nào đó chết đi rồi lại sinh ra. Đói với sự động tĩnh luân hồi của người và động vật mà nói, thì trong thời gian sinh tồn thì tất có sự giao đổi của hành động và nghỉ ngơi. Lấy sự liên khí luân hồi của con người mà nói thì sự liên khí luân chuyển tốt xấu cho tới tận khi lâm chung mới dứt. Lấy sự luân hồi của âm dương, nóng lạnh mà nói thì khí trong một năm đều là sự luân lưu giao hoán không ngừng. Lại lấy sự luân hồi của thế tình nhân sự mà nói thì, từ xưa tới nay thiên hạ trị rồi loạn, loạn rồi lại trị, không ó 5 năm trở lên thái bình, năm trăm năm trở lên loạn lạc.
Hình vẽ trang 26: Từ phải sang trái. Hình 1: Sự luân hồi tròn khuyết của mặt trăng. Hình 2: sự luân hồi sinh tử của người và động vật. Sinh (đầu thai) - Tử (thoát thai).
Sự luân hồi của trị hay loạn, sự luân hồi liên khí cố định ở con người, sự luân hồi của nhật nguyệt, bốn mùa…chẳng phải do thành tựu của tạo hoá tự nhiên, há phải do sức người mà làm được sao?
Cây cối sinh thác, trong tự nhiên đều có luân hồi, mà sự luân hồi sinh tử ở con người và động vật sự luân hồi đầu thai hay thoát thai của quỷ thần linh hồn, há không có chuyện đó? vả lại, theo y theo sự luân hồi của nhật nguyệt ngày đêm, thế sự trị loạn, nhân sự tốt xấu, sự tròn đầy của mặt trăng, cây cỏ nảy chồi thì có thể biết sự sinh tử của con người. Quỷ thần, động vật, con người đều có sự đầu thai thoát thai, chẳng thể nghi ngờ. Bởi vậy từ đó có thể nói, việc sinh tử của con người, đọng vật, sự đầu thai thoát thai của quỷ thần linh hồn, tuyệt không phải là không có căn cứ.
3. Khoảnh khắc sinh tử của con người hay động vật.
Con ngưòi có mang rồi sinh ra, đó là sự đầu thai của quỷ thần, cái chết của con người là sự thoát li của linh hồn ra khỏi nơi cư trú là thân thể. Sự ra đời của người hay động vật chính là lúc châm dứt cuộc sống của quỷ thần. Cái chết của người hay động vật tức là bắt đầu cuộc sống của quỷ thần linh hồn. Khoảnh khắc khi con người sắp sinh hay sắp chết là rất đau khổ. Mà cái đau khổ nhất chính là là trạng thái lúc lâm chung, căn cứ theo các truyền thuyết thì có thể biết được. Sự thực khi con ngưòi còn sống, khi chưa đến trước cái chết thì chưa biết sự đau khổ của nó. Đến như khi con người mới sinh là lúc đau khổ của linh hồn khi đầu thai. Nhân đó người và động vật khi mới sinh, sau khi linh hồn đầu thai thì có sự mê muội, bởi vậy không có người nào có thể hiểu rõ về hồi ức của họ. nay lấy lúc sơ sinh của con người và lúc lâm chung để làm rõ sự đầu thai, thoát thai của linh hồn.
4. Lúc ban đầu của con người
Hiện thời khi nói tới lúc ban đầu của con người chính là nói tới hoàn cành khi con người sinh ra hay chính là hoàn cảnh khi linh hồn của quỷ thần đầu thai và sinh ra làm người. Trong con ngưòi hay động vật vốn co ba hồn, bảy phách ẩn chứa, để nắm giữ sự tuần hoàn huyết dịch trong cơ thể và sự hoạt động tri giác của các khí quan thần kinh trong cơ thể. Tam hồn chính là vật tụ khí. Tức là cái mà con người gọi là linh hồn. bàn về con người hay động vật thi trong cơ thể đều có linh hồn cư trú. Linh hồn chính là thể khí tụ. Bởi thế, khi người và động vật chết nhìn chung con người không nhìn thấy được thể của linh hồn. Linh hồn này chính là tam hồn, nó ẩn tàng trong khí vật của mỗi cơ thể. Khí của Tam hồn, một hồn la khí trong huyết dịch của cơ thể. Tức là khí trong thể nước. Ngoài ra, 1 hồn chính là lúc con người hay động vật sinh ra bị cắt rốn. không khí xâm nhập vào trong rốn. Một hồn chính là người hay động vật hấp khí từ mũi tới phổi. ba khí này hội hợp mà thành linh hồn. Nếu như thiếu một trong ba hồn đó hoặc một hồn bị tắc nghẽn thì con người hoặc động vật sẽ chết và linh hồn sẽ thoát li khỏi cơ thể. Về chủ của ba hồn, thì một trong ba hồn đó là chân hồn, hai hồn còn lại không phải là chân hồn. Nói về linh hồn thì ba hồn này đều có âm có dương, chân hồn là khí của dương thể. Khí trong huyết dịch của cơ thể là khí của âm thể. Bởi vậy khía âm dương hội tụ mà sinh ra sự biến hoá để tạo nên hồn thể. Chân hồn chính là sinh khí, Thời xưa gọi là Linh khí. Không khí từ mũi miệng là dương khí. Không khí từ mũi miệng thải ra là âm khí.
Hình vẽ trang 29: Tranh Tam hồn. Tâng 1: Không khí hô hấp. Tầng 2: Không khí nhập vào trong bào thai. Tầng 3: Sự phân chia thể nội khí trong cơ thể mẹ.
Sự thực, không khí hấp thu từ bên ngoài qua mũi miệng tới phổi, vốn không có chỗ cố định trong cơ thể. Tất thảy luân lưu li hợp và với hai hai hồn trong cơ thể hợp thành tam hồn. Đến như người hay động vật, sau khí chết hai hồn trong cơ thể vẫn chưa thoát ra, phải sau bảy ngày, trong ngoài cơ thể mới bắt đầu mục nát, khi ấy mới có thể thoát ra được, cùng hội hợp với khí bên ngoài, Hồn tỉnh lại trở thành linh hồn mà làm quỷ làm thần.
Tuy nhiên các khí khác không phải là chân hồn, chỉ không cùng với chân hồn tương hỗ, hội hợp để các hoạt động tri giác của các cơ quan thần kinh trong cơ thể. Cũng là không có cách để khiến cho hoạt động tri giác tại các bộ phận khí quan trong ngoài cơ thể cư trú mà hoạt động. Hiện tại nói đó là chân hồn.
Chân hồn là khí trong nhau thai, hài nhi vừa ra đời, khi rời khỏi cơ thể mẹ, chỗ rốn đều có dây rốn nối liền với tử cung của mẹ. Khi sơ sinh thì mặt sắc xanh trắng, mắt nhắm không hoạt động, không kêu khóc mà miệng mở. Đến khi người y tá dùng dao cắt rốn, cấp tốc lấy lụa trắng bịt chỗ vừa cắt lại thì lập tức khuôn mặt của hài nhi sẽ dần tốt lên và thở đều. Lúc đó thì mới kêu khóc. Lúc ban đầu của con người Các hoạt động tri giác từ đó mới có thể biết được. Thân thể con người của linh hồn do đó cũng có thể chứng thực, đây là cách rõ ràng nhất Đến như chân hồn là thể khí tụ, khí là vô sắc vô hình, cho nên mắt thường không thể nhìn thấy được.
Hình vẽ trang 31 là ba khí hợp với ba hồn. Từ phải sang trái. Thứ nhất là không khí theo nhau thai vào cơ thể, đó là chân hồn. Thứ 2 huyết khí trong cơ thể là 1 hồn. Thứ 3 không khí hô hấp là 1 hồn. .
5. Sự kết thúc của đời người
Sự kết thúc của đời người là nói tới trạng thái trong khoảng 1 sát na (tích tắc) khi con người lâm chung tức là lúc linh hồn sắp thoát ra khỏi cơ thể. đạo gia bảo rằng đây là lúc đầu thai chuyển thế. Con người lâm chung là lúc thoát thai, tục gọi là khứ thế - qua đời. Nhân bởi linh hồn không có hình thể cố định và không có sắc, bởi vậy mắt thường không thể nhìn thấy. Tất phải từ trong khoảng sát na lúc lâm chung mới có thể thấy được. Khi người sắp chết, miệng tất mở, không khí thở ra không ngừng, để kéo dài thời gian, khi thở hết không khí trong cơ thể, nhãn cầu của mắt hướng lên phía trên mà chết.
Hình vẽ trang 32: Là hình vẽ lúc lâm chung. Không khí là linh hồn, thở hết không khí trong cơ thể thì chết, đây là lúc thoát thai của linh hồn.
6. Linh hồn và thần kinh
Thần kinh không phải là linh hồn. Nói về linh hồn theo tinh thần khoa học thì các khoa học gia cho rằng trong cơ thể của con người có tinh thần tồn tại, chứng bệnh phong cuồng (thần kinh) chính là bệnh chứng thần kinh nhưng không thừa nhận trong cơ thể con người có linh hồn tồn tại. Họ cũng không có cách nào để chứng thực hình trạng của tinh thần cùng tình hình tạo thành nên nó. Nhân đó mà biết được tinh thần là thứ vô hình sắc, không thể thấy được. Sự thực, tinh thần tức là linh hồn, mà là linh hồn đổi tên mà thôi. Trong xã hội có nhiều người ngộ nhận cho tinh thần tức là thần kinh, bởi vậy bệnh về tinh thần thì họ bảo là bệnh thần kinh, đây là sự sai lầm lớn.
Thần kinh phân bố ở người và động vật trong cơ thẻ, tứ chi và các huyết quản, tế bào , không có hình thể, nhận sự chỉ đạo của linh hồn và nắm giữ các hoạt động của tri giác. Chúng ở trong các khí quản, tứ chi của cơ thể. Người và động vật không thể mất đi hoàn toàn thần kinh, nếu mất đi sẽ tử vong ngay, linh hồn sẽ không thể ở trong cơ thể nữa. nếu chỉ mất đi một phần thì sẽ không chết. Bộ phận mà mất thì chỉ mất đi một phần thần kinh và tri giác hoạt động mà thôi.
Hiện tại đã chứng minh lí do chỗ của thần kinh là ở các khí quản của tứ chi và các tế bào trong cơ thể. Như các bộ phận như tứ chi, đầu, mặt của cơ thể, sau khi có một bộ phận bị đả thương, liền thấy đau. Đây là huyết quản và các tế bào chịu áp lực từ bên ngoài, dẫn tới tế bào bị phát thương. Những chỗ bị thương, các tế bào bị chia rẽ huyết dịch của nội bộ áp chế mà chảy không ngừng. Tới khi đắp thuốc, phải lâu sau tế bào bị thương mới có thể liền lại và không đau nữa, lấy đó có thể chứng thực được thần kinh phân bố ở trong các tế bào.
Theo tình hình đó mà nói, Thần kinh và tinh thần của linh hồn không giống nhau, linh hồn như người chủ đầu não, thần kinh như các bộ phận quản lí nhân viên, người và động vật có thể mất đi một bộ phận thần kinh, nhưng không thể mất đi linh hồn chủ đạo.Thần kinh và Linh hồn không có hình sắc mà thấy dược, nhưng có những chỗ tương hỗ và bất đồng.
7. Âm dương của ngưòi và động vật.
Sinh hoạt động tĩnh của người và động vật đều cần có âm dương mới có thể sinh tồn. Nếu âm dương mất cân bằng thì không thể sinh tồn. đây là lẽ vốn có của tự nhiên. Việc hấp khí là dương, hô khí là âm, âm dương của sự hô hấp, như quá hoặc không đủ thì sẽ chết. Người và động vật tất phải ăn mà ăn tất phải đào thải vậy ẩm thực là dương mà đào thải là âm. Néu như không ăn uống hay không đào thải thì sẽ chết. Lấy sinh dục của nam nữ mà nói thì nam là dương, nữ là âm, nam nữ mà không tinh thì không biết sinh dục. Lấy động tĩnh mà nói thì khi hoạt động đi lại là dương, khi nghỉ ngời là âm, việc hoạt động đi lại cùng với việc nghỉ ngơi tất phải thay nhau giao đổi không thể thiên lệch mà hại thân. Thực không thể thiếu một trong đó. Lấy việc hít thở không khí của con người mà nói, hít tốt là dương, hít xấu là âm, âm dương ắt có sự chuyển đổi.
Nói tới việc sinh tử của con người và động vật, sinh là dương, tử là âm, tử sinh âm tất luân lưu giao đổi. Cho nên người chết gọi là Thủ âm, người chết mà sống lại gọi là Hoàn dương. Linh hồn tồn tại trong khoảng âm gian và dương gian, hoặc đầu thai xuất thế hoặc thoát thai thủ âm, âm dương giao đổi không ngừng, đó là tạo hoá của trời đất, không phải sức người, quỷ thần là lực lượng ở hai bên.
[/b][/i][/b][/i]

descriptionBùa chú thực dụng EmptyRe: Bùa chú thực dụng

more_horiz
[i][b][i][b][b][i]III. Thần thánh
Là thần linh, cũng thuộc loại quỷ thần. Thể của họ là sự kết tụ của khí.cũng là thể của linh hồn. Họ ở trong thế giới của linh hồn. Cũng giống như xã hội ở dương gian. Cũng có vị quản viên cơ trí, quản lí linh hồn trong thế giới quỷ thần. Họ đều có các lại viên bộ thuộc, sai dịch phụng lệnh tuân hành. Cũng có binh lực trấn áp các hung hồn. Cơ cấu tổ thành của họ cũng giống với dương gian. Có chính phủ địa phương, có các khu vực. Trên trời thì tôn Ngọc Hoàng thượng đế làm chúa tể. Dưới đất thì tôn Diêm vương làm chúa tể. Cho nên, trên trời gọi là Thiên đình, dưới đát gọi là Địa phủ, còn goi trên trời là thiên giới, dưới đất là địa giới. Với xã hội dương gian gọi là Tam giới.
Bàn về thần thì thần sinh ở trên gọi là thiên thần, binh lực gọi là thiên binh, thiên tướng. Các hồn linh ở đó không gọi là quỷ mà gọi là tiên. Thể của họ có hai trùng khí tụ. Thần sinh ở dưới đất gọi là địa thần, như Diêm vương, Thành hoàng, thổ địa…tại địa giới quản hạt âm gian quỷ thần, các quan lại sai dịch chỉ có một lớp linh hồn. các binh tướng ma quỷ cũng vây. Thần linh quản lí thiên giới, nhân giới. địa giới được người xưng là Tam giới công. Theo truyền thuyết cổ, thì đây là Thiên hoàng, địa hoàng, nhân hoàng của thời cổ đại Trung Quốc.
Thiên giới: Nói về thiên thần, họ ở trên thượng thiên, bộ thuộc có thiên binh thiên tướng , thờ đức Ngọc hoàng thượng đế làm chủ tể, quàn lí thiên giới. Các thần, binh tướng, nhân vật cho tới các loại động vật đều là thể hai tầng khí tụ. Họ có thể lên trời xuống đất, xuất quỷ nhập thần. Những người ở trung giới nhân gian cũng vào núi tu luyện hai trùng khí tụ như vậy, cho nên khi tu thành có thể thoát thai mà thăng thiên, làm tiên, làm thần.
Địa giới: Nói về địa giới, đó là âm gian, nơi địa hạt đó gọi là Âm phủ, lại gọi là âm ti. Diêm vương làm chủ, các bộ phận quản viên gọi là địa thần. Như Thành hoàng, Chính đức thần, Thổ địa...Thuộc hạ của thành hoàng có Văn phán, Âm dương ty, đại gia, Nhị gia, Ngưu đầu, mã diện, quỷ dịch…đều là các linh hồn ở dương gian phạm tội mà chết. Diêm vương chuyên trách việc quỷ thần xuất thế đầu thai, chưởng quản việc sinh tử ở xã hội dương gian. Như quỷ thần có thể thông qua Thập điện Diêm vương thì có thể an toàn ở lại xã hội âm giới. Thể của họ là các đơn trùng khí tụ, chỗ ở của động vật, thực vật nhà cửa đều là thể khí tụ.
Hình vẽ trang 38:Trên cùng là thiên giới, ở giữa là nhân giới, dưới cùng là địa giới.
1. Nguyệt nội kí:
Phong tục của Đài Loan, Thời kì sinh sản của phụ nữ gọi là Tác nguyệt. Phòng đẻ gọi là Nguyệt nội phòng. Sản phụ và trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng không được bước ra khỏi cửa, phải sau tháng đầu tiên sản phụ và hài nhi mới có thể ra ngoài được. Đó gọi là đầy tháng. Khi tôi mới sinh chưa đầy một tháng, có một hôm bị gió lọt vào, viên ngói trên nóc phòng đẻ bị gió thổi lật, cha tôi sợ mẹ và tôi gặp phải tà phong mà sinh bệnh, mới lấp lại viên ngói bị lật trên nóc đó. Thật kì quái, từ đó tôi không bú mẹ, chỉ chăm chăm nhìn người khác, không kêu khóc, moi người trêu đùa cũng không cười. đứa trẻ sơ sinh như tôi tự nhiên sinh ra chứng bệnh quái lạ, cha tôi vội vàng liên hệ với bác sĩ, đến xem bệnh cho tôi, nhưng đều không rõ được nguyên nhân. Trong lúc người nhà đang bó tay, có người giới thiệu cha tôi đến ngoài cửa Tân Trúc phía Bắc cầu thỉnh Vương Thần đàn chiêm bốc. sau khi làm phép, về nhà leo lên nó phòng đẻ, mang viên ngói bị gió lật đặt đúng nguyên vị, tôi lập tức khỏi bệnh, cho tới tận bây giờ khi tôi đã 63 tuổi. Nói về quỷ thần, tuy nói là không có căn cứ, nhưng cũng là một chuyện lạ.
2. Cảm ứng:
Tác giả viết:
Khi tôi còn thiếu niên đã kết hôn sớm, vợ tôi được cha mẹ chọn từ nhỏ, tâm tính không hợp. Phải miễn cưỡng sống cuộc sống của 1 gia đình nhỏ không như ý. Khi tôi 26 tuổi, vợ tôi sinh một người con gái, tới năm 29 tuổi mới sinh trưởng nam là Dương Minh. Khi Dương Minh vừa mới chào đời. Tôi liền gặp phải chuyện lạ.
Khi đó là một đêm đầu xuân, vợ tôi mang thai đã mười tháng. Đúng vào lúc sắp sinh, cha mẹ tôi liền mới bác sĩ tới để đỡ đẻ. Qua thời gian khá lâu vẫn chưa sinh được. Vợ tôi đang gặp nguy hiểm, lúc đó bác sĩ cũng bó tay, cả nhà rất lo lắng. Tôi liền chạy tới bàn thờ cầu khấn gia thần phù hội cho đứa trẻ được sinh ra bình an. Việc lạ liền phát sinh, tôi bỗng nghe thấy đằng sau phía cửa tiếng của tấm màn bị gió thổi tung, tôi kinh hãi quay đầu lại nhìn, thì thấy trên tấm màn đó, lưu lại một vết rách nhỏ, không lâu sau, vợ tôi liền sinh một con trai, tôi rất ngạc nhiên. Có thể trận gió đó đã mang linh hồn tới đầu thai làm người. Đó là thể của khí tụ.
[/b][/i][/b][/i][/b][/i]

descriptionBùa chú thực dụng EmptyRe: Bùa chú thực dụng

more_horiz
Thiên thứ hai
Bí quyết giao thông với quỷ thần
I. Phép giao tiếp với quỷ thần
Có năm phép giao tiếp với quỷ thần: Phép cầu đảo, phép tụng kinh, phép luyện khí, phép phù chú, phép kì môn độn giáp. Vì hai phép cầu đảo và tụng kinh là hai phương pháp đơn giản nhất, nên sự gia công rất ít. Nói rõ hơn, hai phương pháp này, đều là những phép thường, không thể thấu nhập được vào kì thuật. Thứ đến là phép bùa chú, phép này dễ học nhưng không dễ thấu triệt, vả lại có sự phân biệt thành trình độ tam thừa thượng trung và hạ. Nói về pháp lực, thì đương nhiên, trình độ của thượng thừa là tối cao, thứ tới là trung thừa và cuối cùng là hạ thừa. trình độ của hạ thừa rất thấp, tuy nhiên, những người hiện đại học bùa chú, ít người có thể đạt được trình độ đó. Kẻ học cao lắm cũng chỉ là trình độ nhập môn mà thôi. Bí quyết để đạt được từ hạ thừa trở lên, vốn đã thất truyền và không có thày giỏi truyền đạt.
Hiện tại có hai phép luyện khí và kì môn độn giáp rất khó học, giống với bùa chú vậy. các loại sách trên thị trường về loại này khá nhiều, nhưng để đạt được trình độ nhập môn, thực hiếm. Phép này rất uyên thâm, biến hoá khôn lường, muốn nghiên cưú nó, không chỉ trong vài năm mà có thể sử dụng linh hoạt được, bởi vậy nó đã trở thành bệnh cuồng của rất nhiều kẻ theo học. Hai phép này và phép phù chú, có thể tinh thông một trong ba thì đã là bậc kì nhân dị sỹ đương đại, tức thời có thể giúp nước an dân, và được người đời xưng là Hoạt phật hay Hoạt thần tiên.
1. Phép cầu đảo.
Phép cầu đảo rất thông dụng trong xã hội, các nước trên thế giới đều có phép cầu đảo riêng. Trong dân gian tại các vùng miền sử dụng phép này rất nhiều. Bởi vì phép này rất đơn giản, chỉ cần biết phương pháp lễ bái, trình tự nghi thức thời cổ, là có thể làm được. Hiện cách lễ bái, cầu thần trong các gia đình là dùng phép cầu xin thần linh phù hộ. Việc tế vũ của các bộ lạc trên núi cao cũng là phép này. Ở Nhật Bản có các cách cầu đảo thần xã cũng là giao thông với thần để cầu bình an, hoặc lợi lộc. đạo Gia tô và Thiên chúa ở các nước Âu Tây, các tín đồ tiến hành cầu nguyện cũng là phép giao thông với thần linh vậy.
Như việc mặc đảo trong quốc tế, mọi người đều cho rằng đây cũng là phép giao tiếp với quỷ thần, và họ cho rằng khi tâm thành thì có thể cảm ứng với thần linh, lệ này thì từ xưa đến nay đều không có mấy thay đổi. Bởi vậy, bất luận dân tộc quốc gia hay tôn giáo nào đều chú trọng tới đến việc trai giới nghiêm cẩn để cầu xin quỷ thần cảm ứng. Sự thực, từ xưa tới nay, đều có những người cầu đảo quỷ thần mà được sự linh ứng. Ví như khi trời hạn hán, ở địa phương nào thì các bô lão ở vùng đó lập đàn cầu mưa, để nghênh thần thỉnh thần cũng thường có sự cảm ứng.
Việc này tục ngữ vẫn cho rằng lòng chí thành có thể cảm động đuợc trời đất. Khi tôi còn nhỏ, có lần hạn hán rất nặng mấy tháng không có mưa, lúc đó mọi người trong vùng mở hội cầu mưa, dân trong vùng thảy đều trai giới, các vị phụ lão lên đàn tụng kinh, đến buổi chiều ngày thứ năm, thì sấm chớp nổi lên, trong giây lát mưa to ập tới, họ tụng kinh liên tục không nghỉ bởi vậy nên lòng chí thành chí ý rốt cục đã cảm động được trời đất, và ban mưa xuống, giải trừ thiên tai hạn hán.
2. Phép tụng kinh
Tụng kinh là phương pháp rất phổ biến trong của các nhà tu hành Phật giáo và các tín đồ của họ, nay được sử dụng làm phương pháp để giao tiếp với quỷ thần. Phép này cũng là một bộ phận của phép cầu đảo. Tụng kinh có thể trừ tà, và sau khi chết sẽ không bị đày xuống địa ngục. Người trên dương thế, khi gặp các việc quái đản bất tường, thì tụng kinh, khi đó các tà quái sẽ lập tức bị tiêu trừ. Theo truyền thuyết, kinh điển được truyền nhập vào Trung Hoa từ thời nhà Đường. Bấy giờ, thiên tử Lý Thế Dân bị bệnh nặng, mới sai trạng nguyên là Tam Tạng pháp sư đi sang Tây thiên (tức Ấn Độ) thỉnh kinh mang về. Do vậy, truyền thuyết về Tam tạng lấy kinh cũng được lan truyền từ đó.
Nguyên bản kinh điển là tiếng Phạn, sau khi được Tam Tạng mang về, được các cao tăng phiên dịch sang Hán văn. Sự thực, Phật giáo đã du nhập vào Trung Quốc khá sớm, từ thời Hán, Đạt Ma thiền sư từ Ấn Độ từng bơi thuyền đến Trung Quốc mở giáo. Tuy nói là mở giáo từ thời Hán, nhưng tới thời Đường mới thực sự phát triển. Bởi vậy, kinh Phật trở thành một yếu pháp trong việc lễ Phật thông thần của các đệ tử và tín đồ nhà Phật. Người vào cửa Phật ắt phải chú trọng chạy tĩnh, chí thành, nghe tụng kinh điển, và tập luyện tụng kinh. Kinh văn càng thông thì căn cơ càng vững. Các lễ cờ an, tang ma trong các gia đình dân gian, đều có các tăng ni tụng kinh siêu độ, tiêu tai giải ách. Tới các lễ tế ở địa phương, như cờ an, cầu được mùa…cũng đều lập đàn tụng kinh trước tượng của thần phật. Việc tụng kinh và các lời chú của phép bùa chú cũng tương tự như nhau. Kinh là để thuyết Phật tiêu tai giải ách. Chú là để thỉnh thần sai quỷ, trảm diệt tà tinh, tuy tôn chỉ có chỗ bất đồng, nhưng đều chúng cái nghĩa giao hội với thần phật vậy. Tới như thánh kinh của đạo Gia Tô và đạo Thiên Chúa của Âu Tây, cũng lấy việc giao thông với quỷ thần làm mục đích, cầu chú trời giúp họ tảy sạch các oan nghiệt. Trong các lễ tế ở Nhật Bản, các tế quan đọc lời chú, đó cũng mang dụng ý cầu thần bảo hộ. sự bất đồng là ở ý chỉ khác nhau, còn chỗ tương đồng thì đều nhằm cầu thần bảo hộ.

descriptionBùa chú thực dụng EmptyRe: Bùa chú thực dụng

more_horiz
3. Thuật luyện khí.
Thuật này là thuật thổ nạp (tức thở và hít vào)có phân thành nội khí và ngoại khí. Ngoại khí là phép luyện tập của các võ thuật gia. Có tác dụng làm thân thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh tật, tăng tiến công lực. Sự cao thâm của các võ thuật gia coi phương pháp này là trọng yếu. Phép nội khí là phương pháp tu luyện phổ biến của Phật gia và Đạo gia, công lực của nó có thể khiến con người định tâm tránh tà, trí não thông sáng. Nhà Phật gọi đó là Thiền công, đạo gia gọi đó là luyện khí. Đều là cơ sở tu chân dưỡng tính, thông thần biến hoá. Người học phép này thời cổ đều từ đó mà lập nên cơ sở sau đó mới được truyền thụ các phép cao hơn. Như việc tu luyện đạt tới một trình độ nhất định thì có thể khử bệnh tránh tà, an thần thanh tịnh, công hiệu của nó hơn cả y dược. Khi tu luyện đạt tới trình độ hạ thừa thì trên đỉnh đầu xuất hiện ánh kim quang, nhắm mắt có thể nhìn thấy được, yêu tà quỷ quái không thể xâm nhập. đạt tới trình độ trung thừa thì có thể khiến kim quang dịch chuyển, sai khiến quỷ thần binh tướng, có thể thấy được sự linh nghiệm của quỷ thần, cũng có thể đạt tới trường sinh bất lão, thần thông biến hoá. đạt tới trình độ thượng thừa thì thần thông quảng đại, ánh kim quang trên đỉnh đầu thì sẽ hoá thành kim thân, có thể xuất thai nhập thai, các việc quá khứ vị lai, trên trời dưới đất đều có thể biết được, chỉ đợi đến kỳ bạch nhật thăng thiên.
Thuật luyện khí, tu luyện đồng thời ắt phải phối hợp với tâm pháp, nếu không phối hợp với tâm pháp thì trình độ của sự tu luyện cũng chỉ đạt tới nhập môn mà thôi. Đó là phép khó nhất. Sự cao thâm của việc giao hội với quỷ thần đều có sự hỗn hợp của các phép luyện khí, cầu đảo, bùa chú hoặc tụng kinh, người tu luyện đều phải thành thục các phép đó. Tuy nhiên điều này rất khó, không phải ai cũng đạt được.
Nay nói về thuật bùa chú đều được ứng dụng trong các thuật gia của Kỳ môn, việc tụng kinh khua chuông gõ mõ của Phật môn, khi làm phép đều có sự phối hợp với thuật luyện khí, phép tu tâm. Bởi vậy các đạo thuật gia hoặc tăng đồ khi tu luyện ắt phải giới cấm sắc đẹp, sát sinh, đó đều là các điều trọng yếu trong tâm pháp.
4. Phép bùa chú
Đó là việc vẽ bùa, đọc chú, hoá bùa, làm phép để thỉnh thần, thông thần, sai khiến quỷ thần binh tướng, trảm yêu diệt tà, sát địch chế địch, trị bệnh.…Phép này khi muốn vẽ bùa, đọc chú, hoá bùa, làm phép ắt phải định thần tồn tưởng mới có thể làm được. Mỗi môn phái đều có cái khó riêng không thể kể hết, trong đó nổi tiếng nhất là phái Thiên sư, phái Mao sơn.
Trình độ cũng phân ra làm Thượng thừa, Trung thừa, Hạ thừa. Trong xã hội hiện đại, người đạt tới trình độ tối cao cũng chẳng qua là nhập môn mà thôi. Thời xưa việc tu thành trình độ hạ thừa rất phổ biến. Đạt từ trình độ Trung thừa trở lên thì rất ít, Đó bởi thuật này dễ học nhưng không dễ thành vậy. Từ xưa đã có nhiều người theo học phép này, mạo hiểm cầu may, coi thường sinh tử, nhưng nửa đường thì phải bỏ cuộc.
Thông thường sự tu luyện mà đạt tới trình độ nhập môn chân truyền chỉ có thể hỏi thần, thỉnh thần, trị bệnh, trừ tà, áp sát, nhưng không thể sai khiến được quỷ thần hiển hiện trước mắt. Đó đều là nguyên nhân không đạt tới sự tồn tưởng của tâm pháp. Lại nói sự tụng kinh thỉnh phật của các tăng ni, học cũng đều không có phương pháp tu luyện để đạt tới sự tồn tưởng ( sự tập trung cao độ của tinh thần). Từ xưa chỉ có số ít Hoạt phật đắc đạo mà thôi.
Đạt tới trình độ hạ thừa thì có năng lực giao hội với quỷ thần, tuy chưa thể thấy được quỷ thần nhưng cũng có thể nói chuyện được với họ. Với việc thư phù , đọc chú, tác pháp, sai khiến quỷ thần binh tướng, trảm tà, đả sát, chế nhân trị địch lại càng có công hiệu. Như thời Tam quốc có Gia Cát Lượng, Từ thứ, đời Đường có Lý Thuần Phong, đời Minh có Lưu Bá Ôn, tuy vậy trình độ của họ chưa thể đạt tới sự thông huyền biến hoá, xuất quỷ nhập thần.
Từ trình độ Trung thừa trở lên thì có thể gặp mặt nói chuyện với quỷ thần, hô phong hoán vũ, thiên biến vạn hoá, xuất quỷ nhập thần như Khương Tử Nha đời Chu, Tôn Bằng thời Xuân Thu, họ có thể trường sinh bất lão, là bậc kì nhân dị sĩ.
Trình độ thượng thừa lại càng cao, khi tu thành có thể chứng quả thăng thiên, thành tiên thành phật, tức là các bậc thần tiên phật thánh trên trời.

descriptionBùa chú thực dụng EmptyRe: Bùa chú thực dụng

more_horiz
[i][b][i][b][i][b][i][b][i][b][b][i]5.Phép Kỳ môn độn giáp
Đó là một bộ phận của phép bùa chú, phép này là lấy phù chú phối hợp với phép năm tháng ngày giờ, phép phương vị dùng để sai khiến quỷ thần binh tướng, khắc địch chế địch, bày bố trận pháp. Đó là do hậu thiên bát quái biến hoá mà thành, cũng là phép bát quái nên trận đó gọi là bát quái trận. Phép này cũng chia làm thượng thừa, trung thừa, hạ thừa. Những sách về phép này đến nay cũng không còn, và không ai sử dụng. Chỉ có số ít các nhà mệnh lý học dùng để xem người, chọn ngày, xem địa lý, đoán mệnh mà thôi.
Vị thần chủ yếu trong nội dung phép này là Tam kỳ ( tức là 3 vị thần tướng Ất, Bính, Đinh ), Lục Nghi, Bát Môn, Bát Thần, Cửu Tinh, Cửu Cung, chia làm Thiên ban và Địa ban đều có ngôi vị riêng, tuỳ thời biến dịch thay đổi. Khi làm phép thì quan trọng nhất là Nhị độn ( tức âm dương), trong đó mỗi phần lại chia ra làm Cửu cục. Cả Âm và Dương hợp thành thập bát cục. Lấy nhị thập tứ khí phân thành tam nguyên tức Thượng, Trung, Hạ. Trong đó có Cửu độn, Tứ thập cách. Thêm vào đó lại có 8 thần Âm và 8 thần Dương để xem việc ứng nghiệm, cát hung, chủ khách của việc binh, để khắc địch, chế thắng. Nếu như thời gian bất lợi thì có thể dung bùa chú mà chân ngôn của nó có thể thỉnh thần giúp đỡ chuyển hung thành cát. Toán pháp của phép này không chỉ ở việc thông thần khắc địch, chuyển cát thành hung mà cũng có thể xem người đoán mệnh, lựa ngày chọn đất…Trong môn học bùa chú tự nó có vị trí riêng, rất thịnh hành trong thời cổ.
Thời xưa Hoàng Đế dùng phép này để chế thắng cường địch. Tới thời Xuân Thu có Tôn Tẫn. Thời Hán có Hàn Tín. Thời Tam quốc ó Từ thứ, Gia Cát Võ hầu đều là những cao thủ sử dụng phép này. Ngoài ra thời Đường có Lý Thuần Phong, đời Minh có Lưu Bá Ôn đến thời hiện đại chỉ có ít người hiểu được thuật này nhưng không thể dùng nó để biến hoá mà chỉ có thể xem người đoán mệnh, lựa ngày chọn đất mà thôi.
[/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i]

descriptionBùa chú thực dụng EmptyRe: Bùa chú thực dụng

more_horiz
[i][b][i][b][i][b][i][b][i][b][i][b][b][i]II. Tồn tưởng quyết

Phép này trong thuật luyện khí va thuật bùa chú đều là yếu quyết. Xưa nay mọi người chỉ biết thành tâm thì có thể giao hội với thần, tuy nhiên nếu chỉ chí thành thì vị tất đã có thể đạt tới tâm quyết của tồn tưởng. Trong các sách bùa chú đều có ghi, trước khi vẽ bùa đều phải đốt hương lễ bái trước tượng thần nhắm mắt tồn tưởng tới Bắc Đẩu tinh quân và Nam Đẩu tinh quân. Thứ đến khi dùng bút cũng phải tồn tưởng. lúc đó trên đầu bút sẽ xuất hiện ánh kim quang, sau đó việc vẽ bùa mới linh nghiệm. Khi thực hiện phép tồn tưởng thì ánh sáng trong đầu hiện càng sáng thì biểu thị linh lực càng lớn. Giống như ánh kim quang xuất hiện trên đỉnh đầu của thuật luyện khí.
Tâm pháp của phép tồn tưởng trong các thuật luyện khí, bùa chú, cầu đảo hoặc tụng kinh là phương pháp rất uyên áo và cũng rất khó luyện thành, bởi vậy các đệ tử của nhà Phật hay Đạo gia đều phải thụ giới và thủ giới, ngăn cấm sắc dục, sát sinh, thất tình lục dục…Đó đều nhằm tránh các chướng ngại trong việc tu luyện dẫn tới tẩu hoả nhập ma.
Tâm pháp của việc tu luyện phép tồn tưởng là tối kỵ ma chướng xâm nhập. Nếu như trong khi tu luyện mà tâm khởi điều xấu thì sẽ mở đường cho ma chướng xâm nhập, tẩu hoả nhập ma, phát cuồng mà chết. Tục ngữ nói:” Đạo cao một thước, ma cao một trượng” đó là nói sự khó khăn trong việc tu luyện tâm pháp.Bởi vậy từ xưa các nhà tu học Phật giáo và Đạo giáo mà có thể sở đắc đươc tâm pháp thì họ có thể thảnh thơi tự tại không gì ràng buộc.
III.Các vật dụng dùng trong lễ tế

Phàm các vật dụng dùng trong việc thỉnh thần bái tế đều có sự phân biệt nay hãy nói tới các vật dụng phổ biến tại các gia đình hoặc chùa chiền, đền miếu tại các địa phương dùng để bái thần tế tổ. Mỗi vật dụng trong tế lễ đầu có đặc thù riêng, có nhiều thứ không thể mua được ngoài thị trường. Bởi vậy nếu vật dụng không đủ thì kẻ hành pháp khi làm phép không đủ năng lực để thông thần và giảm thiểu sự linh nghiệm đều bởi nguyên nhân này.
a) Vật dụng để tế bái gồm: Hương, đèn nến, giấy vàng ( tổ tiên, vong nhân, quỷ hồn thì nên dùng giấy bạc), hoa quả, tam sinh, ngũ sinh, rượu, trà, hoa tươi, bánh kẹo, gương, cơm ( tổ tiên, vong nhân, quỷ hồn đều dùng như thế), tơ hồng, cây, nấm, mộc nhĩ, kim châm, tiền, gỗ đàn hương, gỗ trầm hương, dầu, đậu, nem hươu, khăn sạch, chậu mới, phấn hương, nước sạch, trà thuốc, gạo, thang viên, giao, thần.
b) Vật dụng làm phép: kiếm, ấn ( pháp ấn ), khoá, kim bài, cờ, răng, sừng trâu ( tù và), bàn, bút lông, giấy, mực, chu sa, nghiên, chì, nước sạch, châm tiền, giới xích, giáp mã, ngựa giấy, người giấy, người gỗ, người cỏ, hổ giấy, muối, gạo ngoài ra có nhụ hương, đèn nến.
Nhà Phật thì còn dùng chuông, mõ. Đạo gia thì dùng tiền. Đó bởi các dụng vật tuỳ theo tôn giáo khác nhau mà có sự khác nhau.
[/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i]

descriptionBùa chú thực dụng EmptyRe: Bùa chú thực dụng

more_horiz
[i][b][i][b][i][b][i][b][i][b][i][b][i][b][b][i]IV. Phép lễ bái

Phàm muốn thông thần làm phép, vẽ bùa đọc chú đều ắt phải đứng trước thần vị mà đốt hương, lên đèn lễ bái thần linh sau đó mới tấu cáo các việc cầu xin, tiếp đó là tụng kinh hoặc đốt bùa, đọc chú, sau nữa mới xin chỉ thị của thần linh, cuối cùng lại đốt bùa đọc chú để tiễn thần. Các đệ tử của nhà Phật cùng tất thảy các thường dân đều có tục đốt tiền giấy cho tổ tiên và các vong hồn để tiễn đưa họ. ý nghĩa của việc này rất ít người hiểu được. Nếu không hiểu được ý nghĩa của nó chỉ là hình thức mà thôi. Cũng không đạt được sự thông biến của phép thuật. Hiện nay muốn nói rõ ý nghĩa của nó để cung cấp cho các học giả tham khảo:
1.Ánh sáng của đèn nến:
Theo truyền thống của Trung Quốc khi thỉnh thần, nghênh thần, tống thần, tế tổ, tế vong nhân thì đều đứng trước thần linh, trước hết phải đốt đèn nến sau đó mới lên hương lễ bái. Việc đốt đèn nến có ý nghĩa của nó, ánh sáng phát ra biểu thị ý nghĩa quang minh đó là nhằm hướng tới chỗ ở của thần phật hay linh hồn, âm ty hay thượng giới. Âm giới là nơi hắc ám nên âm giới gọi là u minh. Trong cảnh giới u ám đó nếu không dùng tới ánh sáng của đèn nến để dẫn dắt thì họ sẽ không biết hướng nào mà tới. Ánh sáng của đèn nến trên mặt đất chính là tinh quang của nhân gian phổ khắp trong thiên hạ, Đây là ý nghĩa quang minh của nó và cũng là sự tương đối giữa trời và đất. Việc đốt đèn nến phổ biến ở khắp nơi, họ đốt đèn nến trước bài vị của thần linh hay bài vị của tổ tiên, nhưng sự đốt đèn nến có khác nhau. Chẳng hạn như đốt trước vong linh người chết thì đốt một đèn, tế thất tinh thì đốt bảy đèn. Theo truyền thuyết thì tế thất tinh mà qua bảy đêm thuận lợi thì được tăng thêm tuổi thọ mười năm. Gia Cát Lượng đã từng làm như vậy, ông muốn nếu được tăng thêm mười năm đó thì sẽ bình định được Tam quốc, phục hưng nhà Hán, thống nhất thiên hạ nhưng rốt cuộc không được như ý nguyện. Lúc đó nhân khi nhà Hán đang vào giai đoạn cuối, Khổng Minh muốn tế thất tinh trong bảy ngày bảy đêm nhưng quân tình khẩn cấp mà bị Thục tướng là Nguỵ Diên làm tắt mất mấy ngọn đèn, ông đã phải than rằng đó là số trời, sức người không thể xoay chuyển được.
Phàm khi tế đảo lễ bái nếu như ánh lửa của đèn nến không bị tắt thì mọi sự mong cầu sẽ được thuận lợi. Còn như đèn nến bị tắt thì biểu thị niềm mong cầu không được như ý và khó thành, còn nếu như ánh sáng như hoa nở, thành vật thành tượng thì không những biểu hiện sở cầu được thành công mà còn biểu thị sự vui mừng hỉ khánh. Ánh sáng của đèn nến có quan hệ với sự tế đảo rằng: Sở cầu nguyện vọng thành hay bại, tốt đẹp hay không.
A, Hương
Nói về hương thì khói hương chính là thực vật của linh hồn. Thể của quỷ thần là thể của khí tụ, không phải là khí thể vật nên không thể ăn được. Khói hương là thể của khí tụ, đặc tính của nó là trong trẻo, cho nên là thức ăn rất tốt của linh hồn. Linh hồn ăn khói hương để kéo dài thể trạng và sinh mệnh của mình. Theo phép luyện khí lưu truyền từ thời cổ thì phép tu luyện tụ khí thành hình là có thể biết được điều đó. việc các chùa quán, miếu vũ đốt hương lễ bái thần phật hay các định lệ bái thần tế tổ của các gia đình trong dân gian thì việc đốt hương từ xưa đã có ý nghĩa của nó. Xưa đã nói rằng : “Các trung thần hiếu tử sau khi chết được làm thần và thụ hưởng khói hương của muôn người”. Tức là nói được muôn người phụng dưỡng, bởi thế có thể biết được việc đốt hương tế tổ tự có hàm ý của nó.
Ý nghĩa của số que hương theo truyền thống đều có quy tắc nhất định. Lễ các vị chính thần trong trời đất thì nên đốt ba que trước bài vị, ba que đó là cơ số, nó biểu thị số dương. Lễ bái các vị chính thần hai bên hoặc các vị thần bên ngoài, hay sai dịch binh tướng thì nên cắm một que trước bài vị, đó là tượng của thiếu dương. Các vị chính thần đa phần ở trên trời, là người trên trời, số dương là muốn lấy ý nghĩa của trời vậy, vì trời thuộc về dương. Bởi vậy việc đốt hương trước bài vị của thần ắt phải dùng số ba để ứng với số dương của trời. Các vị thần lại, sai dịch, binh tướng tuy là thần nhưng nhỏ, họ biểu thị số ít của dương, tức khí dương chưa được toàn vẹn nên lấy số 1 để biểu thị tượng của số dương.
Khi lễ tổ tiên, người chết, linh hồn, thì nên dùng 2 que để cắm trước bài vị. Hai là ngẫu số, ngẫu là số của âm, nay lấy hai que là muốn lấy tượng của âm mà tạo nên hào âm. Số 3 tạo thành hào dương. Theo Kinh dịch ghi chép thì số 3 là số dương, là số của trời, 2 là số của âm, là số đất. Số hương khi lễ bái quỷ thần thì đều phải từ đạo trời biến chuyển mà tạo nên định lý đó. Ý nghĩa của nó tồn tại cũng có ý tượng trưng, không thể khảo chứng kỹ càng, và cũng không có cách nào biết rõ hơn được.
Hình vẽ trang 62: Là tranh số hương tạo thành các hào tượng của quẻ.Hình 1 là thiếu dương. Hình 2 là hào âm. Hình 3 là hào dương.
B, Minh chỉ ( Tiền giấy)
Ở Trung Quốc từ xưa tới nay, trong các lễ tế tự, cầu đảo thần linh cùng các lễ tế tổ tiên vong hồn, sau khi hoàn tất đều có các phù thuật gia đốt bùa làm phép, hoá thiêu minh chỉ để tống tiễn. Những thứ này đều là để cúng làm lộ phí xe ngựa. Việc đốt minh chỉ cũng có sự khác nhau, như tống tiễn thần phật thì phải đốt giấy vàng, tống tạ tổ tiên, vong hồn thì thiêu giấy bạc. Trong giấy vàng lại phân ra làm thiên kim và thọ kim. Thiên kim lớn dùng để tống tiễn ngọc hoàng đại đế, thọ kim thì dùng để tống tiễn tất thảy các vị thần trong trời đất.
Nói về thiên kim và thọ kim thì kim ( vàng) là vật quý trọng, ngân ( bạc) không có giá trị bằng mà theo quan niệm thì thần quý quỷ tiện, cho nên tài vật để dâng tiến thần phật ắt phải dùng thứ quý trọng. Tài vật để tống tiễn quỷ thần thì phải dùng đồ tiện bạc. Nói về việc đốt giấy vàng thì khi dâng phụng Ngọc Hoàng đại đế thì phải dùng thiên kim, còn các thần khác thì phải dùng thọ kim mới được Đó là bởi ngôi vị của Ngọc Hoàng đại đế rất lớn, còn các thần khác là nhỏ. Bàn về giấy bạc thì phải dùng giấy bạc cúng tiễn cho vong hồn làm lộ phí xe ngựa, ấy là sự phân biệt quý tiện và âm dương vậy.
Khi đốt giấy vàng thì kim khí sẽ bay lên trời làm vật dụng của thần phật, đó mới là nhu cầu đích dụng của thần phật trên trời.
[/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i]

descriptionBùa chú thực dụng EmptyRe: Bùa chú thực dụng

more_horiz
[i][b][i][b][i][b][i][b][i][b][i][b][i][b][i][b][b][i]V.Dụng cụ thông thần
Trong các gia đình dân gian có thờ phụng gia thần và tổ tiên đều có chuẩn bị bài vị, lò hương, đài nến đặt ở trước thần tượng, bài vị của tổ tiên để làm hoàn bị việc tế đảo lễ bái. Khi có việc khó khăn cần giải quyết thì sẽ cầu thần giúp đỡ, chỉ bảo cho điều nghi ngờ. Hai đồng tiền đài chính là dụng cụ để xin chỉ thị của thần linh hay vong hồn tổ tiên. Đó là phương pháp rất phổ biến. Trong các chùa quán lớn nhỏ đều có các vật dụng này để phục vụ cho người tế lễ. Đối với việc chiêm đoán nhiều lúc có sự linh nghiệm nên được mọi người tin dùng.
Trong các chùa quán miếu vũ cũng có bùa và linh đan để cung cấp cho người hành hương. Những ngừơi nào có ý nguyện cúng giàng, hương, dầu, gạo, tiền thì sẽ được tặng bùa để đeo theo mình nhằm cầu bình an, giải trừ tai hoạ. Còn linh đan có tác dụng khi nuốt có thể tránh tà và trừ mọi bệnh tật. Trong các chùa miếu có những chiếc chuông lớn và trống lớn, họ thỉnh chuông lúc buổi sớm và đánh trống vào buổi chiều là để cáo thỉnh thần phật theo thời.
1. Tiền đài
Tiền đài thì đều có trong các gia đình, dùng để thờ phụng gia thần và tổ tiên. Trong các chùa quán miếu vũ lại càng là các vật không thể thiếu được. Vật này làm bằng gỗ, có dạng trăng khuyết, hai đầu nhọn. Kẻ thỉnh cầu thần phật trước hết phải đốt hương thắp nến lễ bái, tấu cáo việc cần xin, sau đó mới gieo hai vật này xuống đất. Nếu như một xấp một ngửa thì thần phật đã đồng ý và đó là điều tốt, còn cả hai cùng xấp hoặc cùng ngửa thì đó là điều không lành, thần phật không đồng ý, nhiều lúc có sự linh nghiệm.
Thần và tổ tiên, vong hồn, quỷ hồn đều là hồn thể, họ không có miệng mũi để phát ra âm tiếng nên không thể nói chuyện cùng với người, lời nói của họ thì con người không thể nghe được, bởi vậy nên con người mới đặt ra tiền đài để xin thần linh, vong hồn ứng vào tiền đài, biểu thị ý kiến. Như đã nói ở trên, nếu một đồng xấp một đồng ngửa là họ đồng ý sở cầu. Còn như ba lần đều xấp hoặc đều ngửa thì biểu thị sự cầu xin không được đồng ý hoặc không thể thành công. Nếu như thần linh cảm ứng thì sự biểu thị ra tiền đài rất minh xác và cố định.
Hình vẽ trang 66: Dụng cụ thông thần. Hình phía trên, một xấp một ngửa là đồng ý. 2 hình phía dưới là cả 2 cùng xấp và cả 2 cùng ngửa tức không đồng ý.
2. Thần thiêm ( quẻ thẻ)
Chia ra làm liên thiêm và lạc thiêm. Cả liên thiêm và lạc thiêm có 28 chiếc, ứng với nhị thập bát tú. Cũng có trường hợp là 60 chiếc tức là ứng với lục thập giáp tý. Các thẻ này đều có trong các chùa miếu, tự viện. Còn một loại có 100 chiếc thì được dùng trong miếu thành hoàng hoặc Ma cô. Cả hai loại đều có những thơ từ khắc trên đó để biểu thị sự tốt xấu khác nhau, ngoài ra còn có rất nhiều loại khác không thể kể hết. Nói về liên thiêm, các thẻ này phần lớn dùng để cầu xem sự cát hung, đắc thất. Người cần cầu xin trước hết phải thắp hương lễ bái trước thần tượng, sau đó mới nói rõ nguyên do và xin thẻ để được ngài chỉ giáo. Rồi rút một thẻ đặt trước bàn thờ khấn vái rồi mở ra đọc sẽ biết được sự cát hung, đắc thất hay thành bại. Ỹ nghĩa của những bài thơ trong đó sẽ giải đáp được những việc trong tương lai sẽ ra sao. Nếu như không vừa ý thì có thể xin với thần linh quẻ thẻ khác. Nói về lạc thiêm, về hình thức cầu xin cũng như liên thiêm, trên các thẻ này có đánh số hiệu nhưng chủ yếu dùng để xin về việc trị bệnh mà thôi. Có nhiều người mắc bệnh, chữa Tây y không khỏi đành tới các chùa miếu lễ bái để cầu xin thần phật mở đường giúp đỡ hoặc tìm được các danh y cứu chữa. Việc này rất có linh nghiệm, bởi vậy từ xưa tới nay được lưu truyền rộng rãi.
3. Linh đan
Trong các chùa miếu có chuẩn bị một vật, do các tín đồ tự lấy về, vật này dùng giấy vàng bọc lấy tro hương. Người sử dụng bỏ nó vào nước đun sôi mà uống hoặc để rửa mặt thì có thể tránh đựơc tà ma quỷ quái. Cũng cò tác dụng y học chữa bệnh. Mọi người thường gọi đó là tiên đan hoặc lô đan, đó không phải là vật để thông thần mà là vật do thần ban cho. Vật này có lúc có sự linh nghiệm của nó. Nó trở thành mục đích cứu đời của các chùa miếu, tự viện. Kẻ mang về nếu được may mắn thì sẽ cúng giàng hương dầu trở lại, nếu không cũng không sao.
4. Linh phù
Trong các chùa miếu, tự viện đều có các linh phù, nó là các sắc lệnh của vị chính thần được thờ phụng ở đó. Nhân bởi trong các tự miếu những người tinh thông về bùa chú không nhiều nên khi gặp việc tế lễ họ đều mời những phù thuật gia đến đó để lập đàn làm phép. Bởi vậy các linh phù đều được làm ra từ những người này, đó là những thứ đơn giản nhất và cũng có khi có sự linh nghiệm, không thể khinh nhờn. Những linh phù về loại này chủ yếu là cầu bình an, còn như để xua tà đuổi quái thì chưa đủ công năng vậy.
[/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i][/b][/i]

descriptionBùa chú thực dụng EmptyRe: Bùa chú thực dụng

more_horiz
VI. Quỷ thần và người
Quỷ thần và người không giống nhau song có mối quan hệ rất lớn. Nhân bởi thể của quỷ thần và người không giống nhau, thể của quỷ thần là một loại hôn thể, còn thể của người và động vật thì ở ngoài hồn thể đó, hơn nữa ở con người và động vật còn là một loại thể cố định tức do huyết nhục cấu thành. Hồn thể tồn tại trong thân thể da thịt. Sau khi thoát li khỏi thân thể da thịt thì lập tức trở thành thần, thành quỷ. Và khi đầu thai vào thì lại trở thành người, trở thành động vật, cứ thế luân hồi không nghỉ. Họ cũng có những đặc tính giống người và động vật, cũng có thất tình lục dục, người khi sắp chết rất đau đớn, quỷ thần khi sắp đầu thai cũng phải như vậy. Nói về con người, khi sắp chết, thì biết được sự đau thương sợ hãi. Nói về động vật thì biết giãy giụa quằn quại, tới chết mới thôi. Đó đều là sự sợ hãi của linh hồn cư ngụ trong cơ thể. Sau khi con người hoặc động vật chết, thân thể không còn là chỗ cư ngụ cho linh hồn nữa được gọi là tử thi, không có tri giác không có hoạt động. Sự sợ hãi, đau đớn của con người hay động vật khi sắp chết đều bởi tác dụng tự nhiên của linh hồn gây nên. Bởi vậy nên có thể biết thuyết luân hồi của quỷ thần không phải là không có căn cứ.
Quỷ thần và người, động vật là giống nhau. Cũng có sự phân biệt tính thiện, tính ác, tính cách của họ đều có sự bất đồng. Có những tên quỷ có thể làm ác quỷ trong chúng quỷ, ai yếu vía gặp phải chúng thì sợ hãi nhưng khi chúng gặp phải người nào có thịnh khí trong người thì sẽ sợ hãi mà bỏ chạy. Thời cổ có nhiều truyền thuyết về những vị anh hùng cái thế trảm yêu diệt quỷ, chẳng hạn như Ninh Cao Tổ khi còn chưa đắc chí, giữa đường vô tình vào nghỉ qua đêm có ma, khi nửa đêm có tiếng ma kêu quỷ khóc, một trận gió âm thổi tới làm tắt ngọn đèn, Cao Tổ bèn cầm kiếm mà nói to rằng: “Chỗ nào có quỷ thần thì hãy xuất hiện để tương kiến, nếu không chớ trách kiếm này vô tình” bỗng nhiên có một số quỷ thần hiện lên kể lể nối oan khuất rồi biến mất. Do đó mà có thể biết được quỷ thần cũng như người và động vật đều bắt nạt kẻ yếu và thần phục kẻ mạnh.
Nếu nói về động vật trên cạn và động vật dưới nước thì động vật trên cạn không thể sống được dưới nước và động vật dưới nước không thể sống trên cạn được, do đó mà biết giữa âm giới và dương gian không thể giao hội được với nhau, nên cuộc sống và chỗ ở của linh hồn và xác thịt cũng không thể giống nhau được.
Quỷ thần, con người và động vật đều có mệnh vận. Thần hiển linh, quỷ xuất hiện đều có thời của nó. Nếu không đúng lúc, đúng chỗ thì thần không hiển linh và quỷ cũng không dám xuất hiện. Nếu như biến hiện không đúng thời đúng lúc tức đã phạm vào luật trời và phạm tôi, không gặp người có duyên thì thần sẽ không hiển linh. Nếu không phải là người có oan cừu thì quỷ thần sẽ không dám báo phục. Nói về thần linh, có nhiều người bị bệnh nặng, đi cầu thần linh ban bùa cho thuốc trị bệnh mà có linh nghiệm nhưng cũng có trường hợp không linh, ta có thể lí giải được. Nếu quỷ thần có duyên với ai và lại gặp thời thì là cứu tinh của người đó, họ sẽ ban bùa cho thuốc mà bệnh sẽ bớt. Nếu như không có duyên và không gặp thời thì sẽ không là cứu tinh của người đó, thì dù có bùa có thuốc thì bệnh sẽ không thể thuyên giảm được.
Trong xã hôi nhiều người không hiểu điều này, nhân khi thấy sự không linh nghiệm của quỷ thần mà cho đó là sự mê tín, ngộ nhận. Tôi nhớ, có một ngưòi, vợ bị bệnh nặng, đến tìm thày bói để đoán bệnh, nhưng căn bệnh rất quái lạ, không ai có thể tìm ra đuợc nguyên nhân, chỉ có điều mỗi khi bước vào nhà bếp thì lại bình thường. Tôi mới theo đó để gieo quẻ bói rồi bảo họ tới Tây Sơn cầu khẩn Vương Gia ban phù trị bệnh. Bà ấy kêu lên và nói với tôi, từ nhỏ đã thờ Vương Gia làm thần bản mệnh của mình, sợ mình đã có làm điều gì lầm lỡ với ngài đây. Rồi họ tới miếu Vương Gia xin bùa về dán ở cửa bếp nhưng không có linh nghiệm. Tôi nói với họ đừng thất vọng, hãy tới xin lại một lần nữa xem sao. Quả nhiên, sau vài ngày, người chồng tới báo là vợ mình đã khỏi bệnh, đó là sự linh hiển của quỷ thần, đồng thời cũng phải thuận theo thời và tuỳ duyên thi mới có linh nghiệm.
Nói về quỷ thần, thì sức người không thể đạt tới. Nói về sự liên hệ giữa quỷ thần và con ngưòi thì cũng có lúc có thể gặp nhau. Chẳng hạn như khi thời vận của chúng ta xung phạm với quỷ thần mà chúng ta không làm lễ cờ đảo thì năm đó sẽ gặp phải tai uơng, không thể tránh được.
VII. Bí pháp để giao thông với quỷ thần.
Từ xưa tới nay, thứ để giao thông với quỷ thần mà được mọi người cùng công nhận. Đó là ba phép bùa chú, luyện khí và kì môn độn giáp. Ba cách này đều là phương pháp giao hội với quỷ thân, học thì dễ nhưng để thành công thì không dễ.. Ý nghĩa của những phép đó thực đơn giản nhưng để thức hành thì thức khó. Bởi vậy trong số vô vàn người học, kẻ đạt được sự chân truyền trong đó mà đem ra ứng dụng thành thục thì rất hiếm. Hiện giờ hãy nói tới thuật bùa chú trước.
Thời cổ, người làm về bùa chú khá nhiều, nhưng tới thời hiện đại thì rất ít. Tuy nhiên, vẫn có người biết làm nhưng chỉ là trình độ nhập môn mà thôi.Khả năng đạt tới sự biến hoá, hô mưa gọi gió, thiên biến vạn hoá, xuất quỷ nhập thần thì vẫn chưa thấy (trong thời hiện đại). Trước khi học phép này cần phải tu phép luyện tâm và phép luyện khí, làm như vậy là để khiến cho tâm thần đạt được cảnh giới minh tâm kiến tính. Sau đó mới có thể tu học phép bùa chú và sự vẽ bùa đọc chú mới có kết quả. Cứ noi theo phép tế luyện thì mới có thể sở đắc được thuật này. Khi hoàn thành phép tế luyện, xem xét trình độ tu luyện và trình độ tế luyện ra sao mà biết được năng lực cao thấp thế nào. Khi tế luyện nếu thiếu một vật kiện nào thì sẽ giảm thiêu năng lực.
Những vật dụng để hợp dụng trong khi làm phép đều là những bảo vật hiếm có ở đời. Bởi vậy nhiều khi không thể mua trên thị trường đuợc. Những vật dó đều có linh tính, và là những bảo vật sống. Những vật này có thể giúp cho người hành pháp đạt được công hiệu, có thể giúp chủ giết địch, tự thân biến hoá khôn lường. Chúng khác với những vật kim ngân tài bảo thông thường. Những thứ thông thuờng đó chỉ có giá trị vật chất và mĩ quan ngoài ra không có tác dụng nào khác.
Thời cổ đã có những nhân vật nổi danh như Hoàng Đế đánh Xuy Vưu được trời giáng thiên thư. Khương Tử Nha thời Chu được cây Hạnh hoàng kì, Dương Tuấn trong khi chiến đấu được hai con hổ biến thành hai cây búa. Nhạc Phi thời Tống khi còn nhỏ đã được một cây thương ở suối Lịch tuyền. Họ đều gặp được những vật quí kì lạ, bởi vậy nên mới có thể lập được kì công và toàn thắng.
Trước mắt hãy nói, những cây nào bị sét đánh vào, theo sách vạn Pháp qui tông nói, muốn khắc Lôi ấn, Lục giáp thần ấn thì phải dùng thứ cây đó để khắc. Đó cũng là vật hiếm thấy.
Thứ đến là gỗ trầm hương, phải lấy những miếng bị sét đánh để khắc ấn nhưng những miếng lớn có thể khắc được thì rất ít và không dễ gặp, cho nên nó có giá trị cao. Những bậc học đạo thời cổ phải tìm cho được hai thứ dị vật này.
Nói về gỗ trầm hương, nó có loại thật và loại giả. Nếu muốn phân biệt thì có các cách sau. 1. Trầm hương thật thì có màu đen. 2. Trầm hương không có vị thì khi đốt lên chỉ có khói mà thôi. Nếu là trầm thật thì khói hương mỏng và mùi thơm nhẹ. Lấy một miếng thả vào cốc nước nếu chìm xuống tận đáy thì đó là trầm thật. Nếu nổi trên mặt nước hay chim xuống một nửa thì đó tuy có hương vị nhưng không phải trầm thật. Trong các loại hương liệu thì trầm hương là thứ tốt nhất. Loại này có phân biệt thành loại ra quả và không ra quả. Loại ra quả thì rất tốt. Còn loại không ra quả thì làm thuốc trong đông y. Loại kết quả thường để tạc tượng vì nó có tác dụng cho thần nhập vào. Loại này chỉ có trong các vùng núi cao của trung Quốc và Ấn Độ.
Thứ đến là gỗ đàn hương, loại.này được bán trên thị trường rất nhiều. lúc nào cũng có thể mua đuợc. Có chia thành bạch đàn hương và hoàng đàn hương. Hoàng đàn hương rất quý. Bạch đàn hương rẻ hơn. Hương của hoàng đàn thơm nồng còn hoàng đàn thì nhẹ. Bỏi những loại cây bị sét đánh và gỗ trầm hương dùng để khắc ấn khó kiếm được nên đa số tại các chùa miếu thường gỗ đàn hương để khắc.Hiện giờ đa phần các nhà điêu khắc đều không theo phép cổ, chỉ lấy các loại gỗ thường mà khắc, và gia thêm một ít đàn hương để nhập thần mà thôi.
VIII. Tổ sư
Muốn học các phép thần thông thì nên phải phụng tự một vị thần linh chủ trì. Vị thần đó được gọi là tổ sư. Trong các nhà gọi là Tiên sư. Đều là những vị thần được cầu đảo để xin chỉ thị và sự giúp đỡ. Vị thần đó nhiều khi cũng không nhất thiết cố định.
Vị tổ sư này có phép thần thống tối thượng và có ảnh hưởng lớn. Khi lập đàn nếu linh hiển thì người chủ đàn sẽ nuốt hương, nếu không linh hiển thì sẽ không làm như vậy. Đa phần việc thờ phụng tổ sư đều là những chính đạo, không hàm hồ tà thuyết. Khi tổ sư hiển linh thì sự bói toán rất chân xác. Ít khi sai lệch. Bởi vâỵ chân linh của tổ sư hợp với người phụng tự, khiến họ có thể biết được cát hung, tiêu tai giải ách.
Khi nói về các nhà bùa chú, tổ sư đuợc phụng tự có nhiều phái, chẳng hạn như phái Trương Thiên Sư, phái Mao sơn đạo nhân, phái Huyền thiên thượng đế hoặc như thờ phụng Quan Âm, Ngũ đại thánh hiền, Quỷ cốc tử, Huyền thiên bốc đế… không thể kể hết được.
IX. Các vật làm phép và cách dùng.
Trong các vật làm phép, tiêu biểu nhất là các vật: Kiếm, ấn, khoá. Ngoài ra còn dùng cờ lệnh, kim bài, xỉ, tù và, pháp sách, pháp châm, pháp xích, cành phan, chuông trống…Nhà Phật thì dùng mõ gỗ, xuyến. Những vật dụng càng cổ thì càng có linh nghiệm, đó là những vật quý trên đời, nhưng những thứ đó không dễ mà có được.
1. Kiếm: Khi các nhà đạo thuật đốt bùa đọc chú làm phép đều phải dùng kiếm, ấn và kiềm (khoá?) ba vật này được xưng là Tam bảo. Khi hành pháp nếu thiếu một thứ cũng không được. Ngoài ra, những vật như kim bài đã kể ở trên, cũng cần phải có. Khi nói về kiếm thì kiếm không chỉ là sát khí ma thôi, cái lợi của nó là ở sự cứng bền sắc bén. Chém.sắt như bùn. Ánh sáng và uy lực của nó có thể trảm yêu diệt tà, trong vòng trăm bước có thể giết người, là vật quý trên đời không dễ có, hơn nữa là pháp khí trong tế luyện thì càng phải có. Các nhà đạo thuật khi hành pháp thì dùng kiếm để chỉ huy, sai khiến quỷ thần binh tường, chém. giết yêu ma quỷ quái. Bởi vậy, thần kiếm đuợc sử dụng khi hành pháp phải trải qua bảy bảy bốn mươi chin ngày, sau đó mới có linh lực. Từ xưa, kiếm đã có nhiều truyền kì. Theo truyền thuyết, thành kiếm tốt là thanh kiếm có mũi sắc bén, ánh sáng như điện chớp, các thanh thần kiếm trong truyền thuyết không chỉ như vậy mà thôi, mà nó còn có thể thông linh, khiến tà ma quỉ quái phải khiếp sợ mà lẩn chốn. Thời xưa có các thanh Can Tương và Mạc Gia là bảo kiếm, đó là các món chân bảo hiếm quí trên đời. Đến nay, những thanh kiếm đó đã không còn, chỉ để lại chuyện lạ cho muôn đời. Theo truyền thuyết của Nhật Bản, thì tổ tiên của Thiên Can Hoàng, là Thiên Chiếu đại nữ thần được người em trao cho thanh Thiên nghiệp vân thần kiếm. Thanh kiếm này có tác dụng hô mưa gọi gió, chém. giết lũ giặc. vật này cùng với Thần thuyết và Nha sư là ba món thần khí quý trong truyền thuyết của Nhật Bản.
Các vị anh hùng thời xưa có nhiều người dùng kiếm để diệt trừ yêu quái như Quách Tử Nghi đời Đường, Bùi Đạo Nhân đời Minh…đó đều bởi tác dụng của bảo kiếm.
Thời xưa khi các danh gia phẩm định về đao kiếm, thì trước hết họ phải xem ánh sáng của nó sau đó mới có thể mang ra sử dụng. Nếu như ánh sáng của thanh kiếm đó chiếu ra bốn phía, loè như chớp giật, tiếng vang như vàng đá thì đó là danh kiếm. Khi tôi 19 tuổi, lúc đó đang có chiến tranh với Nhật, tôi gia nhập vào hải quân, sau đó được phái đi Nhật, một năm sau được điều về Đài Loan phục vụ, hết thời hạn, trước khi trở về, tôi đi tham quan Đông Kinh, trong bảo tàng kiếm ở Đàn Nguyên thần cung có bày một thanh kiếm cổ rất đẹp, toàn thân toả ra ánh sáng như ánh chớp, thoạt nhìn đã biết đó là thanh kiếm tốt. Họ nói đây là thanh kiếm được các dũng sĩ xưa mang theo bên minh. Tôi nhân nhớ lại chuyện xưa mà viết lại ra đây để các độc giả tham khảo.
Hình vẽ trang 83: Thanh kiếm cổ trưng bày trong bảo tàng ở Nhật Bản
2. Ấn: đây chỉ các loại thấn ấn đóng vào bùa bùa lệnh, còn gọi là pháp ấn. Tất cả các phù thuật gia sau khi vẽ bùa đều đóng pháp ấn lên mặt trên, khi đó bùa lệnh mới có hiệu lực. Nó giống như việc đóng dấu thi hành công vụ ở các cơ quan vậy, các đơn vị phải có con dấu riêng của mình để thi hành nhiệm vụ. Nhưng hai loại ấn này là khác nhau. Pháp ấn dùng gỗ để khắc, và quan niệm làm như vậy trong gỗ mới có thần lực tồn tại. Do đó mới có thể bắt quỷ thần binh tướng hiện hình và sai phái họ được. Song việc này không dễ, bởi vậy nên các công đoạn từ việc chọn gỗ, khắc ân, nội dung…đều phải thận trọng và kĩ lưỡng, nếu không thì sẽ không phát huy được thần lực.
Nay hãy đưa ra một số loại gỗ khắc ấn để tham khảo. Về Lôi ấn, theo cuốn Vạn pháp qui tông, thì phải dùng loại gỗ bị sét đánh, nhưng loại này không dễ kiếm được.
Thứ tới là gỗ trầm hương, nhưng trầm hương giá rất cao nên ít khi được dùng để khắc. Các loại bán trên thị trường nhỏ, không đủ để dùng. Từ thời xưa thứ được dùng thông dụng là đàn hương để khắc thần ấn, chúng đều có thần lực nhất định. Nhưng không thể sánh với loại gỗ bị sét đánh và trầm hương. Nói về uy lực thì gỗ bị sét đánh đứng đầu, tiếp theo là gỗ trầm hương có uy lực nhỏ hơn, và thấp nhất là gỗ đàn hương, Hiện nay, các thần ấn trong các tự miếu, viện quán đều dùng gỗ thường để khắc, thậm chí có khi còn dùng nhựa để làm, như vậy thì làm sao có được công hiệu?
Khi khắc thần ấn, thợ khắc phải trai giới mộc dục, chon ngày tốt mà làm, tới khi hoàn thành mang đặt lên thần đàn, tới giờ Tí, ngày lục đinh lục giáp thì tế luyện bảy bày bốn chín ngày sau đó mới mang ra sử dụng làm phép.
3.Kiềm (khoá)
Kiềm được các đạo thuật gia sử dụng trong khi hành pháp, họ dùng nó để làm linh bùa chú. Loại vật này đều được đúc bằng kim khí nên thanh âm của nó có dụng ý nhằm vào thanh âm của chữ Linh. Cho nên vật này được mệnh danh là kiềm và lấy đồng âm với chữ Linh. Kiềm và kiếm, ấn gọi là tam bảo. Trong khi hành pháp không thể thiếu một trong ba thứ đó. Khi đúc kiềm phải dùng thứ đồng tốt, ruột của kiềm phải dùng thứ sắt cứng mà chế, cán của nó phải dùng gỗ trầm hương, cũng có khi dùng vàng hay bạc kết hợp với đồng. Nếu như dùng đồng tốt hoặc kết hợp với vàng bạc để đúc, ruột của kiềm lại dùng thứ thép tốt thì âm thanh của nó rất đặc biệt. Cán của kiềm dùng gỗ trầm hương chế thành sẽ khiến quỷ thần phải kinh sợ, không dám nhiễu loạn. Những thứ vật này không dễ kiếm được. cho nên tất thảy các tăng đạo dùng kiềm thì đều chỉ bằng đồng chế thành.
Nếu là kiềm tốt thì khi dao động âm thanh của nó sẽ vang xa, thấu nhập vào tâm hồn của thần và người, khiến cho quỷ thần đều bị ảnh hưởng bởi âm thanh đó. Sau khi Kiềm đúc thành, phải đặt trên đàn tràng và tế luyện bảy bảy bốn chin ngày, sau đó mới có thể sử dụng và phát huy được linh lực.
4.Xỉ
Xỉ là vật mà khi hành pháp, quỷ thần binh tướng không tới thì dùng nó để sai triệu, giống như các huyện quan ngày xưa xử án, khi phán tội dùng một miếng gỗ đập xuống bàn, còn gọi là đường bản, trong các trò hí kịch cổ trang thời xưa thường hay thấy. Vật này là một miếng gỗ hình chữ nhật, đặt ở trên bàn, nếu dùng gỗ trầm hương hay gỗ cây bị sét đánh thì rất tốt, nếu không có thì dùng gỗ
đàn hương cũng được.
Khi các đạo thuật gia nghênh đón quỷ thần binh tướng mà họ không tới thì dùng xỉ đập xuống bàn ba lần, yêu cầu quỷ thần binh tướng giáng lâm. Vật này cũng có công dụng trảm tà sát quái, giết địch phá địch. Nhưng sau khi tế luyện bảy bảy bốn chín ngày mới được sử dụng và phát huy linh lực.
Hình vẽ trang 87 hình minh hoạ tấm xỉ và án.
1. Pháp loa ( tù và)
Vật này dùng sừng trâu chế thành, ở miệng có buộc một dải lụa màu hồng, vật này rất thông dụng trong các đạo thuật gia của phái Thiên sư. Xưa gọi là hiệu giác ( tù và). Thời thượng cổ mỗi khi ra trận lâm địch thì thổi nó để triệu tập binh tướng hoặc được dùng trong quân nhạc để duyệt binh. Nó là thuỷ tổ của kèn đồng trong quân đội thời hiện đại. Khi các đạo thuật gia của phái Thiên sư hành pháp thì dùng nó để triệu tập quỷ thần binh tướng, vây hãm tà ma quỷ quái, tróc nã tà tinh, rồi lại dùng dây pháp để đánh, nó có tác dụng liên đới với dây pháp ( sẽ nói ở sau).
Vật này được chế bằng sừng trâu, từ phía đỉnh của sừng trâu trở xuống thì bên trong rỗng, thổi nó có thể phát thành âm thanh, vật này dùng sừng trâu càng lớn thì càng tốt.
Hình vẽ trang 88 là pháp loa.
2. Pháp sách (dây pháp)
Vật này cũng là đồ sử dụng độc nhất của phái Thiên sư, chuyên dùng để đánh lùi quỷ quái tà tinh. Cán của nó dùng bằng gỗ trầm hương hay gỗ đàn hương. Nếu dungf gỗ cây bị sét đánh thì càng tốt, lấy cỏ mao kết thành dây và gắn với cán. Khi hành pháp thì tay phải nắm lấy cán, vung lên trên rồi đánh xuống mặt đất để tróc nã quỷ quái, xua đuổi hung thần ác sát. Trước khi dùng vật này phải thổi pháp loa để triệu tập quỷ thần binh tướng vây khốn, sau đó mới niệm chú để đánh pháp sách.
Nhìn chung vật này là pháp khí đấu phép với yêu quái, nếu gặp phải loại quỷ quái hung hãn thì phải dùng pháp sách đánh chúng không biết bao nhiêu lần mới có thể khiến chúng sợ hãi mà bỏ chạy. Trong xã hội hiện đại có nhiều người bị phạm sát mà mắc những bệnh về tinh thần, nếu dùng vật này để làm phép đánh quỷ thì sẽ có tác dụng.
Hình vẽ trang 89 là pháp sách.
3. Pháp châm
Dùng sắt cứng luyện thành những cây kim dài, vật này rất thông dụng của các đạo thuật gia thuộc phái Mao sơn. Họ dùng nó để huấn luyện, thu phục quỷ thần. Nếu quỷ thần không tuân theo bùa chú, không chịu sự sai khiến, thì họ sẽ cho cây kim này vào lửa nóng rồi châm vào người cỏ, người gỗ hoặc người giấy, đó là một hình pháp đối với quỷ thần. Theo truyền thuyết nếu quỷ thần bị châm một lần thì sẽ rất đau đớn, nếu bị châm tới ba lần thì hồn thể sẽ bị tiêu tan, không thể hồi phục được nữa. Họ làm thế để trừng trị quỷ thần, khiến quỷ thần phải phục dịch theo lệnh sai trong bùa chú để giúp họ biến hoá để làm điều ác. Về sau phép này bị phát giác, những người thi hành nó phải chịu tội chem. đầu. thị chúng.
Hình vẽ trang 90 là giới châm.
4. Giới xích
Đây cũng là pháp khí thông dụng của các đệ tử thuộc phái Mao sơn, là đồ vật để trừng trị quỷ thần, bắt họ phải phục dịch. Vật này dùng gỗ trầm hương hay gỗ cây bị sét đánh chế thành. Nếu như quỷ thần không chịu phục tùng theo bùa chú, không chịu sự sai khiến thì dùng vật này đánh vào người gỗ, người giấu hoặc người cỏ, sự lợi hại của nó không kém gì pháp châm, nó và pháp châm không phải là đồ vật được các chính phái sử dụng.
5. Kim bài
Cùng với các vật như kiếm, ấn, kiềm, xỉ… đều là vật dụng khi làm phép. Nó có hình dạng đầu nhọn, mình to, hình chữ nhật. Dùng gỗ cây bách chế thành, mặt ngoài dùng gấm bọc vòng quanh và vẽ bùa lên phía trên. người làm phép sau khi hoàn tất bộ cương đạp đẩu thì phải cầm vật này quay về hướng Bắc lễ hai mươi bốn lạy. Khi cầu thần giáng bút trước hết cũng phải dùng nó để sai triệu, sau đó thì thần mới giáng bút và trả lời những điều con người muốn hỏi.
Hình vẽ trang 91.
HÌnh 1 là mặt chính diện của kim bài, trên có hai chữ sắc lệnh.
Hình 2 là mặt lưng của kim bài có khắc âm đẩu và dương đẩu.
6. Cờ phan
Cờ là vật dụng khi tác chiến thời cổ và được dùng trong khi hành quân và bày trận. Phan là vật dụng để siêu độ vong hồn. Cờ và phan đều dùng vải bố để may nhưng hình thể thì không giống nhau. Trước hết hãy nói đến cờ:
Hình dáng của cờ có bao loại. Một là hình vuông, hai là hình chữ nhật, ba là hình tam giác. Hình vuông và hình chữ nhật thì đa phần là cờ lệnh. Hình tam giác là thể hiện sự chấp hành của quân lính, được dùng khi bày trận, cho nên còn được gọi là cờ trận. Cờ lệnh đại biểu cho chủ tướng, có quyển uy rất lớn, cho nên khi hành pháp đều dùng nó để sai khiến quỷ thần binh tướng. Cờ lệnh thì có màu đen, ở giữa có một vòng trắng, trong lại viết một chữ lệnh màu đen lớn, ngoài ra cờ lệnh không có màu khác. Cờ trận thì có năm sắc hoặc có ngũ hoa bát sắc, hình thức rất đẹp nhưng khi hành pháp thì rất ít dùng.
Hình vẽ trang 92 là các loại cờ.
Xí, tức cờ hiệu còn gọi là than xí, hình chữ nhật dài. Đây là vật dụng được quân sỹ thân vệ của chủ tướng cầm theo, giúp cho quân đội của thân vệ tuân theo chủ tướng. Khi vật này xuất hiện thì báo hiệu chủ tướng xuất hiện, nếu vật này không xuất hiện thì nghĩa là chủ tướng sẽ không ra. Địa vị của cờ xí này cao hơn cờ tam giác một bậc, người không có quyền lực thì không thể dùng nó để tác pháp được.
Phan hình ống dài, trong rỗng, vật này ít khi dùng trong khi lâm trận tác chiến, nó là do phật giáo ở phương tây truyền vào được các đạo thuật gia dùng để chiêu hồn siêu độ khi tác pháp. Thời hiện đại trong các đám tang ma đều mời các đạo thuật gia của phái Thiên sư tới làm phép, họ dùng vật này để dẫn vong hồn theo khói hương mà tới trước thần vị.
Hình vẽ trang 93 là hình minh hoạ cờ xí và phan.
Khi làm phép trước hết phải chay tịnh, niệm tịnh khẩu chú, hỗn nguyên chú, cương chú thì sau đó mới có thể làm phép bộ cương đạp đẩu. Không thể để cho phụ nữ, gà chó hay bất kì vật nào nhìn thấy. Không được cười nói, nếu như vậy là bất kính với quỷ thần, như vậy sẽ sinh tai hoạ chỉ trong chốc lát.
Hỗn nguyên chú:” Nhất thân chi chủ tâm nguyên quân, tả hữu thanh long can nguyên quân, hữu hữu bạch hổ phế nguyên quân, hiếu du hiếu phóng hồn nguyên quân, hiếu động hiếu tĩnh phách nguyên quân, minh chi ư mục nhãn nguyên quân, thính chi ư thanh nhĩ nguyên quân, văn chi ư vị tị nguyên quân hiếu thị hiếu phi khẩu nguyên quân, hiếu thiện hiếu ác thiệt nguyên quân, tam thập lục bộ lăng nguyên quân, sơn lâm thụ đại phát nguyên quân, cửu giang bát tràng nguyên quân, ngũ hồ tứ hải đỗ nguyên quân, tào hán lộ thượng quan nguyên quân, ngũ tạng cung lý đảm nguyên quân, năng sung năng thanh thủ nguyên quân, năng trầm năng phù túc nguyên quân, như hoà hảo hợp ý nguyên quân, thái cực vị phán hỗn nguyên quân, phụ mẫu vị phân khí nguyên quân, bát vạn tứ thiên mao nguyên quân, nguyên tinh nguyên khí thần nguyên quân, ngô tâm sở thuộc tận quy”.
Những điều này đều có những ý nghĩa riêng của nó, không thể sử dụng một cách tuỳ tiện vô căn cứ.
7. Toả nột ( kèn nhỏ)
Là đồ vật của nhà binh hoặc các trưởng quan đời xưa khi rèn tập đội ngũ. Trong các nhà đạo thuật có khi cũng phối hợp sử dụng với thanh la. Kèn nhỏ xuất hiện muộn hơn so với tù và, tù và cũng là tổ tiên của loại kèn này, chúng đều được dùng trong khi hành quân, khi các quan lại xuất hành. Kết hợp với thanh la và trống.
8. Tiên bào ( lò thiêu)
Trong các nghi thức tế bái, nghênh thần, tống thần trong dân gian, sau khi hoàn thành nghi lễ đều đốt vàng mã trong một cái lò. Mỗi gia đình đều có một lò nhỏ, nếu nhà giàu thì có một lò to, việc này đã lưu truyền từ thời cổ. Thực tế việc đặt lò thiêu vàng mã trong nhà rất nguy hiểm, nếu không cẩn thận thì có thể gây mù mắt hoặc lớn hơn thì sẽ dẫn tới cháy nhà. Tại sao sự nguy hiểm này được lưu truyền từ thời cổ cho tới nay? Nó đều có ý nghĩa riêng của nó. Bởi vì chiếc lò này mô phỏng theo địa lôi hoả, mà địa lôi hoả đã bắt đàu xuất hiện từ cuối thời Hạ Kiệt và đầu thời Chu. Vật này là vật để tác chiến, chôn ở dưới đất để nhằm sát thương quân địch, uy lực của nó rất mạnh, vật này là thuỷ tổ của những chiếc bếp lớn trong thời hiện đại.
Đại đa số các thần linh khi sinh tiền đều là các võ quan tướng sỹ dũng cảm thiện chiến, họ đều trải qua chiến trận xa trường, khó tránh khỏi việc tiếp xúc với địa lôi hoả. Bởi vậy, sau khi hoàn tất lễ nghênh thần, tống thần, mới đặt tiên bào ra là thể hiện ý tán dương thần linh và sự tích anh dũng của họ khi còn sống. Đồng thời tranh thủ được sự hoan hỉ của họ. Bởi vậy phong tục này được lưu truyền từ xưa tới nay là có lẽ riêng của nó.

descriptionBùa chú thực dụng EmptyRe: Bùa chú thực dụng

more_horiz
Thiên thứ 3
Yếu quyết của việc vẽ bùa và học chú.

[b][i]I.Bí quyết của việc học phù chú

Muốn học bùa chú thì việc quan trọng nhất là phải phụng tự vị thần linh chủ trì, vị thần linh này được các đạo thuật gia gọi là Tổ sư, các gia tộc ở Đài Loan gọi là Tiên sư, trong dân gian thì gọi là Sư tượng, Lão sư. Sự linh ứng của vị thần này quan hệ với việc phụng tự của mỗi người. Người phụng tự thần linh khi vẽ bùa niệm chú, đốt bùa hành pháp, sai khiến quỷ thần binh tướng đều dựa vào sự uy linh của vị tiên sư này. Bởi vậy không có tổ sư mà học bùa chú thì tuy có thể học thông nhưng không thể vận dụng và đạt được sự thần thông biến hoá. Như trường hợp sự linh ứng của tổ sư đã thác mộng để truyền thụ phép bùa chú mà khi sử dụng bùa lệnh có nhiều điều linh ứng, linh hiển thì người được truyền thụ này vượt hơn hẳn so với các phù thuật gia thông thường. Đó là thần duyên của người học bùa chú khi tu luyện và lại được sự giúp đỡ của tạo hoá để đạt được tâm truyền.
* Pháp tượng thần phật:
Tức kim thân của thần phật. Trong nhiều gia đình có đặt kim thần của thần phật trong nhà để thờ phụng lễ bái. Tới như các phù thuật gia lại càng phải có. Thần tượng của họ là kim thân của Tổ sư, Tiên sư. Các vị này đều có lai lịch được lưu truyền từ trước. Việc bày đặc các tượng thần phật đã có từ thời Hán, càng về sau càng thịnh hành, nếu có kỳ duyên thì sẽ thêm nhiều sự linh ứng. Mẹ của tôi lúc còn nhỏ, một ngày bà giặt quần áo bên suối bỗng nhìn thấy một pho tượng Quan Âm bằng đồng từ đầu nguốn chảy xuống. Bà vốn là một tín đồ sùng thượng phật giáo, liền mang về nhà thờ phụng. Về sau gia đình tôi có việc nghi ngờ khó giải quyết, đức Quan Âm liền hiển linh thác mộng chỉ bảo mọi điều và tai ương được hoá giải.
Vị thần linh được các đạo thuật gia thờ phụng, theo tín ngưỡng của mỗi phái, mỗi nơi mà có sự khác nhau. Có khi thờ phụng Phật tổ, Quan Âm, hay thiên thượng thánh mẫu làm tổ sư. Thờ Cửu thiên huyền nữ làm Tiên sư. Có khi lại thờ Thái Thượng lão quân, Trương thiên sư, Triệu nguyên soái, Tự vương gia…không thể kể hết. Đó đều do tín ngưỡng tạo nên.
Khi bàn về thần tượng của vị tổ sư được thờ phụng, tối linh nhất là sự bắt gặp một cách ngẫu nhiên thánh tượng, thứ đến là do tổ tiên truyền lại. Nói về việc phụng sự tổ sư bởi do thác mộng mà chỉ bảo mọi điều nên sự thờ phụng càng thêm linh ứng, thứ đến là do tổ truyền hoặc sư truyền. Ngoài ra nếu không bái thấy để truyền thụ thì không có cách nào đạt tới sự linh nghiệm.
II.Điểm cốt yếu của bùa chú
Người mới học thư phù niệm chú, phải đặc biệt chú trọng tới yếu điểm của nó. Phải biết rõ về thiên địa, nhật nguyệt, tinh thần, phong vân, lôi vũ, sơn xuyên, hà hải, thuỷ hoả…cùng các tính danh, tự ngữ của các quỷ thần, binh tướng và chức vị của họ. Cũng lại phải nên biết về tướng mạo, sở thích…nếu không biết những điều này thì sẽ không nhận được sự giúp đỡ. Và việc vẽ bùa lệnh, niệm chú ngữ không thể tinh thông. Nhân bởi các thần tướng khi sinh tiền cũng là người, họ đều là các dũng sỹ trung kiên thiện chiến, nên tính tình của họ cũng giống con người, cũng có thất tình lục dục,hỷ nộ ai lạc…Nếu không biết và hiểu họ thì họ sẽ không xuất lực giúp đỡ. Theo sự ghi chép của các sách về bùa chú được lưu truyền từ cổ thì các tính danh, tướng mạo, sở thích của các vị thần tướng đều có dụng ý riêng, không phải không có căn cứ. Phàm muốn vẽ bùa niệm chú thì trong bùa lệnh phải ghi rõ chức sắc của vị thần đó. Trong khi niệm chú đều phải có mối liên hệ với các thần tướng.
Phép vẽ bùa lệnh trọng yếu nhất là cách thức của bốn loại Sắc, Lệnh, Cương, và một số chữ khác. Cách thức viết bốn loại chữ này trong khi vẽ bùa đều có sự khác nhau, trong đó, cách thức của hai chữ sắc lệnh khi điền vào phải xem xét tới tình hình và bố cục trong bùa lệnh. Lại có cách thức của chữ Cương, chữ Cương được các phù thuật gia gọi là Phù đảm ( Mật của bùa). Theo các phù thuật gia thì Phù đảm có hai dạng, một dạng là chữ Cương, một dạng là các chữ khác. Khi vẽ bùa chỉ cần dùng một trong hai cách là được, bất tất phải điền cả hai. Nhưng cần phải nói rõ hai dạng thức này nên điền vào loại bùa nào cho phù hợp. Trường hợp là các Dương thần,thì điền chữ Cương làm Phù đảm, Âm thần điền các chữ khác làm Phù đảm. Dương thần là các thần trên trời, Âm thần là thần dưới đất. Thông thường trong một lá bùa người ta thường viết cả hai dạng.
Người muốn vẽ bùa trước hết phải viết hai chữ sắc lệnh, hai chữ này cần phải viết to, sau đó mới viết chữ Cương vào phía dưới,chữ Cương cũng phải viết to, cuối cùng ở phía trên của chữ Sắc thì điền các chữ khác ( nội dung các chữ này tuỳ thuộc vào mục đích và công dung của lá bùa ). Khoảng giữa chữ Sắc lệnh và chữ Cương thì điền tên vị thần tướng cần sai phái. Lúc đó thì mới hoàn thành một lá bùa, đây là cách thức bùa pháp của Hạ thừa. Đến bùa thức của Trung thừa và Hạ thừa thì người viết chưa hiểu rõ hết nên không dám viết ra, nay chỉ xin đưa ra một số dạng thức để độc giả tham khảo.
[/b][/i]

descriptionBùa chú thực dụng EmptyRe: Bùa chú thực dụng

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply