Khoa học phong thủy đã ra đời hàng nghìn năm và được sử dụng nhiều đặc biệt là đối với lăng mộ. Ở Trung Quốc cổ đại, việc chôn cất người thân là một việc rất hệ trọng, nhất là đối với mộ phần cha mẹ, tổ tiên. 
Quách Phác được coi là ông tổ của thuật phong thủy Trung Hoa, sinh ra vào thời nhà Tấn sống ở Hà Đông (nay là tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Sử sách viết về ông như sau: “Quách Phác hiểu rộng biết sâu, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, quy thủ long đồ, hào tượng sấm vĩ – là những môn coi bói bằng mu rùa, quẻ, thẻ, lời sấm truyền - yên mộ lo nhà ở, không có gì là không tinh thâm…”.
'Ông tổ' phong thủy Trung Hoa bị mắng là bất hiếu khi chôn mẹ bên sông: Một trăm năm sau, điều kỳ lạ xuất hiện! Photo-1-16293944206801432376596
Tượng Quách Phác (Nguồn: Sohu)
Một trong những câu chuyện kinh điển được ghi chép lại về Quách Phác là việc ông chôn mẹ ở bờ sông. Khi mẹ của Quách Phác không may qua đời, ông đã đi khắp nơi ở Giang Âm, Giang Tô để tìm nơi chôn cất mẹ mình. Cuối cùng, một ngày nọ, Quách Phác quyết định đặt ngôi mộ ở huyện Giang Âm, nhưng điều kỳ lạ là ngôi mộ này chỉ cách bờ sông chưa đầy trăm bước.
Mọi người cố gắng thuyết phục ông rằng nếu chôn cất mẹ ở đây thì không làm tròn đạo "Hiếu", người đời cho khẳng định ông là người gàn dở vì mộ phần ở đây dễ bị úng nước, thậm chí có thể bị dòng nước cuốn trôi bất cứ lúc nào. Tuy nhiên Quách Phác vẫn kiên định và quyết chôn cất mẹ ở nơi này. Không ngờ rằng, một trăm năm sau, kỳ tích ít ai ngờ đến đã xảy ra. Dòng sông đã thay đổi dòng chảy và khu vực xung quanh mộ mẹ của Quách Phác trở thành mảnh đất màu mỡ.
Một câu chuyện khác, cũng khiến hậu thế nể phục. Đó là vào năm đầu tiên của triều đại Đông Tấn, Quách Phác đã chọn Vĩnh Gia để xây dựng thành cổ Ôn Châu (nay thuộc Chiết Giang, Trung Quốc) để tận dụng triệt để các yếu tố tự nhiên của sông núi. 

Dưới góc nhìn của khoa học hiện đại, Phó Chính Viên, giáo sư của Lữ đoàn địa chất số 11 của tỉnh Chiết Giang, đã đưa ra lời giải thích những bí mật phong thủy của Quách Phác bằng cách "kết hợp hiện tại và quá khứ" trong địa chất.
Phó Chính Viên đã tham gia vào công tác khảo sát địa chất và khoáng sản ở Ôn Châu và các khu vực lân cận trong một thời gian dài. Ông cho biết mặc dù các quá trình địa chất xảy ra trong quá khứ không còn tồn tại nữa nhưng có thể giải thích bằng các quá trình địa chất hiện đang diễn ra.
Theo đó, việc lựa chọn địa điểm xây dựng thành của Quách Phác không chỉ dựa trên nguyên tắc phong thủy “thuận theo sông, núi, có nước chảy”, mà còn dựa vào sự tìm hiểu rất kỹ lưỡng điều kiện địa phương, đó là kết quả của sự so sánh ưu và nhược điểm của đất nền.
Cuối cùng, vị giáo sư đi đến kết luận rằng tài năng của Quách Phác đi trước thời đại hàng trăm năm. Ông đã có tầm nhìn vượt thời gian, tất cả là nhờ sự uyên thâm về địa chất và phong thủy của bậc thầy họ Quách này.