Thần học Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thần học Việt NamĐăng Nhập

Diễn đàn của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Phong Thủy Thiên Uy


descriptionCác nghi lễ cho người chết theo quan niệm Phật giáo EmptyCác nghi lễ cho người chết theo quan niệm Phật giáo

more_horiz
Trước khi hoặc trong khi người quá cố đang hấp hối, người nhà phải thực hiện nghi lễ tắm rửa, thay quần áo cho người đó. Trên thực tế, nghi lễ này chính là tiến hành chỉnh trang lần thứ nhất trong người quá cố.
 
Từ hàng ngàn năm nay, trong dân gian da hình thành một loạt tập tục tổ chức tang lễ tương đối hoàn thiện. Có thể nói, phần lớn các tập tục này đều dựa trên các nghi thức cúng tế của Đạo giáo. Ban đầu, Đạo giáo chỉ phổ biến trong dân chúng; các nghi thức cúng tế độc đáo cũng được triển khai rộng rãi trong dân gian. Về sau, các nghi thức này dần được kết hợp với tín ngưỡng và phong tục dân gian. Đạo giáo cũng không ngừng dung nạp những phong tục tập quán của dân gian để làm đầy đủ và phong phú hơn cho các nghi thức cúng tế riêng có của mình, nhằm thích ứng với nhu cầu tâm lý truy điệu người chết của tất cả mọi người.

Chúc khoáng

"Chúc khoáng" là cách người xưa dùng để kiểm tra xem người đang hấp hối đã thật sự tắt thở hay chưa trước khi tổ chức tắm rửa, thay quần áo cho người đó. "Chúc" nghĩa là đặt, để; "khoáng" nghĩa là xơ bông hoặc bông tơ còn mới."Chúc khoáng" là đặt xơ bông hoặc bông tơ còn mới ở phía trước mũi hoặc miệng của người đang hấp hối. Xơ bông rất nhẹ, nếu người đó vẫn còn thở thì chắc chắn sẽ động đậy; ngược lại, nếu xơ bông không động đậy có nghĩa là người đó đã thật sự tắt thở, người nhà có thể bắt đầu tổ chức việc tang. Trong "Lễ ký - Đại ký" có viết: "Chúc khoáng là để kiểm tra xem một người nào đó còn thở hay không."

Tắm gội

Tức là tiến hành tắm gội sạch sẽ cho thi thể của người chết. Cách tắm gội cho người chết về cơ bản cũng tương tự như tắm gội cho người sống, bao gồm cả việc cắt móng tay và cạo râu ria. Nghi lễ này trong đời nhà Chu như sau: Đào một hố sâu trong phòng ngủ, sau đó đặt một chiếc giường phía bên trên hố đó. Thi thể người chết được tắm gội ngay trên giường, nước tắm gội thi thể sẽ chảy xuống dưới hố. Sau khi tắm gội, trên chiếc giường đặt thi thể sẽ đặt thêm một chậu nước đẫy. Nghi lễ tắm gội từ đời Chủ được người đời sau kế thừa, mô phỏng theo.Tuy nhiên, quá trình tắm gội cho người chết không có quy định thống nhất, có những nơi tiến hành tắm rửa trước nhưng cũng có những nơi lại chỉnh trang dung nhan trước. Càng về sau này, trình tự của quá trình tắm gội cho người chết càng trở nên đơn giản hoá.
 
Các nghi lễ cho người chết theo quan niệm Phật giáo Z3515999273780_01f7d3587faf32d73fc114a4a435e5c3
Các bước chuẩn bị để hoàn tất đưa thi thể vào quan tài

Thay quần áo

Việc thay quần áo cho người chết còn được gọi là "tiểu liệm". Tập tục này đã có từ trước đời Chủ và đến đời Chủ thì càng trở nên thịnh hành, phố biến hơn. Thời gian thay quần áo là vào buổi sáng sớm của ngày hôm sau sau khi người đó qua đời. Sau khi thay quần áo, người nhà sẽ quấn chăn xung quanh thi thể rời dùng dây thừng buộc chặt lại. Sau đó lại trùm bao bố lên trên thi thể, cuối cùng là dùng chǎn phú kín. Tiếp đón, người nhà dọn cơm rượu cúng tế cho người chết, gọi là "cúng tiểu liệm". Đêm hôm đó, trong sân nhà phải thắp rất nhiều đền nến. Quần áo "tiểu liệm" cho người chết kỵ dùng vóc (hàng dệt tơ dày, một mặt nhẵn bóng) bởi từ này trong tiếng Trung Quốc đổng âm với "đoạn tử"', nghĩa là "tuyệt tự", sợ rằng gia đình sẽ gặp ác báo tuyệt tử tuyệt tôn. Thông thường, người ta dùng lụa để may quần áo "tiểu liệm" cho người chết, vì từ lụa trong tiếng Trung Quốc đồng âm với từ "trù tử"', nghĩa là phù hộ độ trì cho các thế hệ sau được đông con nhiều cháu. Tập tục thay quần áo cho người chết được truyền thừa theo các đời nhưng về sau đã được đơn giản hoá rất nhiều so với tập tục ở đời Chu.

Mua nước

Trong dân gian, nước dùng để tắm gội cho người chết đều do người nhà đi mua về, tục gọi là "mua nước". Mục đích mua nước vẽ tắm gội cho người chết ngoài việc tẩy rửa sạch sẽ tất cả những tội lỗi người đó phạm phải khi còn sống thì chủ yếu là để linh hồn người đã chết biết rằng, đây không phải là tắm gội cho người còn sống mà là để người chết được sạch sẽ khi đến cõi âm gian, mang lại vinh quang cho tổ tiên. Sau thời gian quàn linh cữu, người nhà phải lựa chọn, định ngày để báo tang. Có thể nói, báo tang chính là một nghi thức đầu tiên sau khi người chết qua đời. Đây là phương thức dùng các tín hiệu để đưa thông tin về cái chết của người quá cố đến thân bằng cố hữu. Nghi thức báo tăng muôn màu muôn vẻ, mang những đặc sắc khác nhau.

Khái quát về việc "báo tang"

"Báo tang" là việc gia đình người quá cố loan báo thông tin về cái chết, ngày giờ tổ chức phúng viếng và chôn cất người quá cố đến đông đảo người thân, bạn bè, láng giểng. Những người này sau khi biết được thông tin sẽ đến chia buồn, phúng viếng. Cùng lúc với việc báo tang, người nhà phải treo một vật làm dấu hiệu lên trước cửa nhà, gọi là "khiêu tiễn". "Tiễn" ở đây chính là phướn giấy, có nơi gọi là "giấy thông thiên".

Giấy báo tang - cáo phó

Cáo phó là hình thức báo tăng được phổ biến rộng rãi nhất. Nếu gia đình người chết không viết cáo phó thị đích thân người nhà hoặc sẽ phải người khác đến nhà của các thân nhân, bạn bè thông báo cho họ về cái chết của người quá cố. Tất cả các thư tín khác đều nhất loạt, dừng lại. Với những thư tín được gửi đến để viếng và chia buồn, người nhà chỉ phúc đáp sau khi kết thúc lễ “tốt khốc”. Nội dung của các phó thường bao gồm này giờ mất, hưởng thọ của người chết, thời gian và địa điểm tổ chức tang lễ,...

Treo đèn tang

Một số địa phương dùng hình thức treo đèn tầng để báo tang. Có mấy dạng đèn tang như sau:
Đèn cổng: Đèn tròn, đế trắng, chữ màu xanh lam; ở phía trước và phía sau viết hai chữ "đại môn" theo thể Tống. Đèn này được treo ở dưới mái hiên, ngay chính giữa cổng chính.
 
Các nghi lễ cho người chết theo quan niệm Phật giáo Z3515999728895_95052e12e3f4290cd9a2ac2c1856d653

Đèn báo tang dùng để báo cho người thân, bạn bè rằng trong nhà đã có người mất
 
Đèn quả quýt: Có hình quả quýt, đế trắng, chữ màu xanh lam. Nếu người chết là nam giới thì viết chữ "Hương ẩm đại tân"; nếu người chết là nữ giới thì viết chữ "Nhụ nhân" rồi treo ở hai bên cổng chính.
Đèn hiếu: Có hình trụ tròn, đế trắng, chữ màu xanh lam. Phía trước viết "Kỷ đại đại phụ (mẫu)", phía sau viết tên họ của người chết. Căn cứ vào số đời con cháu mà người chết có để dùng vải màu trắng, màu đỏ hoặc màu lam, gấp thành số trong đó rồi đốt bỏ. Đèn đỏ: Dạng nhỏ, đế màu đỏ và không viết chữ; còn được gọi là "tiểu hiếu hồng đăng".

Dùng ô báo tang

Phương thức báo trang này rất thịnh hành ở vùng Triết Giang. Cách thực hiện như sau: Phía một người thân trong gia đình đi báo tang. Người báo tin cẩm một chiếc ô che mưa, cắp ngược ở dưới nách, tục gọi là "mang ngược ô báo tử". Người xưa cho rằng linh hồn người chết sẽ nấp trong chiếc ô đó để đi cùng. Khi đến nhà người thân, bạn bè; người này sẽ dựng chiếc ô ở bên cạnh cửa, đầu quay xuống đất, các hướng lên trên. Người nhà nhìn thấy là đã biết có chuyện gì xảy ra, sẽ vội vàng chuẩn bị một bát canh trứng để mời người báo tang vào nhà ăn uống. Ý nghĩa của việc mời canh này là để giải trừ ám khí cho người báo tang. Người này chỉ ăn một chút gọi là ổi sẻ cáo từ, sau đó thông báo ngày giờ khâm liệm. Sau khi người đó đi khỏi, gia đình sẽ phải đập vỡ một cái bát để tiêu trừ tang khí, tiếp đó là chuẩn bị lễ vật, hương nến đến phúng viếng người quá cố.
privacy_tip Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
power_settings_newLogin to reply