Dakini là gì ?
Trong các pháp tu của Mật tông Kim Cương Thừa các vị sư có một pháp môn đặc biệt gọi là nam nữ song tu. Một hành giả nam sẽ chọn một người phối ngẫu nữ (consort) để cùng nhau tu tập. Người nữ tiếng Phạn gọi là Dakini phiên dịch ra âm Hán là Đồ kiết ni 荼吉尼 dịch nghĩa là Không hành nữ 空行女 hoặc Không hành mẫu 空行母 Người phương tây dựa vào những hình vẽ mô tả những người nữ này, thường là khỏa thân và bay bướm có khi bay trên trời mà gọi là Flying dakini ý nói người nữ bay trong không gian. Có thể có dakini đã chứng quả A La Hán có thể bay lên không trung.
Không hành nữ là người nữ giúp đạt tới tánh không bằng biểu tượng thăng hoa bay trên không trung   
Ý nghĩa đích thực của Dakini Không hành nữ là người phối ngẫu nữ song tu với hành giả nam để cùng đạt tới nhận thức tánh không. Không 空 là tánh không chứ không phải là không trung.
Dakini có mười hạng trong đó 7 hạng đầu thuộc dakini thiện còn 3 hạng sau thuộc dakini ác.
Bậc cao nhất là Jnana Dakini (Trí đồ kiết ni 智荼吉尼) nàng có lòng từ bi, nếp sống thanh tịnh, giữ gìn giới đức, nước da trắng hồng, rất khêu gợi bởi các đường cong rõ nét. Người thường không tu tập giao hợp với nàng sinh ra con cái xinh đẹp nhiều hạnh phúc. Đức Bà Yeshe Tsogyal là một dakini bậc này.
Mật tông Kim Cương Thừa Tây Tạng có một phương pháp tu hành cần tới người phối ngẫu là các dakini như nói trên.
Jnana dakini là không hành mẫu bậc nhất trong 10 hạng dakini
Bậc thứ năm là Padma Dakini (Liên hoa đồ kiết ni 蓮花荼吉尼) nàng có da màu hồng sáng sạch, thân thể trơn mịn, thân hình nhỏ gọn, bụng thon, mông rộng. Rất dâm dục và nói hơi nhiều. Người thường không tu tập, giao hợp với nàng sẽ sanh ra nhiều con trai. 
Padma dakini là bậc thứ 5 trong 10 hạng dakini
Bậc thứ bảy trong dakini thiện là Loka Dakini (Thế gian đồ kiết ni 世間荼吉尼) nàng có khuôn mặt trắng và rạng rỡ, thường nở nụ cười, là đứa con hiếu thảo với cha mẹ, tròn bổn phận với bạn bè. Nàng là người có thể tin cẩn được và tiêu xài rộng rãi. Người thường không tu tập, giao hợp với nàng chắc chắn có con nối dòng, tạo ra lắm thức ăn và sự giàu sang.
KHÔNG HÀNH MẪU (DAKINI) VÀ PHÁP SONG TU Loka-dakini
Loka dakini
Hình ảnh dakini ngày xưa và dakini ngày nay bái sư để học pháp :
Dakini ngày xưa bái sư học pháp
Padma dakini (eo thon, mông to) ngày nay bái sư học pháp
Do lai của pháp tu
Nguồn gốc của pháp tu là sự mô phỏng chống lại các loại ái dục mà Đức Phật đã trải qua trong 49 ngày thiền định dưới cội Bồ Đề và cuối cùng giác ngộ giải thoát. Các ma vương nữ vây quanh ngài trong trạng thái khỏa thân đầy lôi cuốn, quyến rũ ngài vào đường tà. Có bức vẽ hiển thị tình huống này.
Đạo sư Mật tông bị các ma nữ quấy rối giống như thời kỳ Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội bồ đề
Các đạo sư Mật tông thực hành phép tu vượt qua cửa ải ái dục bằng 2 phương pháp :
Karmamudrā (tiếng Phạn, Hán dịch là Sự nghiệp thủ ấn song thân pháp tu hành 事業手印雙身法修行pháp môn này phổ biến ở Tây Tạng, hành giả gọi là Las-kyi phyag-rgya Lạt ma pháp sư 喇嘛法師) là một kỹ thuật Phật giáo Kim Cương thừa về sự kết hợp thực hành với một người phối ngẫu thực tế hoặc chỉ là hình ảnh tưởng tượng gọi là Jnanamudra Hándịch là Trí huệ thủ ấn 智慧手印. Hành giả có thể thực hành cái gọi là yoga tính dục với một người phối ngẫu hoặc chỉ là tưởng  tượng suông không có người phối ngẫu (Jnanamudra). Nhận thức được bản chất thực sự là tánh không của ái dục trong tất cả các hình thức này biến niềm đam mê thông thường thành nền tảng cho trải nghiệm về đại lạc (大樂 maha sukha ), điều này giúp thúc đẩy nhanh chóng việc loại bỏ những chướng ngại về cảm xúc và tinh thần (dục lạc) trong thực hành của một người, thực hiện sự hợp nhất từ thể xác cho đến ý thức.
Đây là một vấn đề rất quan trọng, trong lúc giao cấu, hành giả phải đạt tới trạng thái tâm lý Ngũ uẩn giai không. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, đều là không. Số lượng cũng là không, hai thể xác, hai tâm hồn hòa làm một, cảnh giới không gian cũng là không, thời gian cũng là không. Trạng thái tinh thần đó lặp đi lặp lại mỗi lần giao hoan, đó là sự tu luyện để đạt tới tánh không của pháp giới.
Sự hành dâm giữa đạo sư và người phối ngẫu trở thành là một pháp tu, một phương tiện để đi đến kiến tánh, giác ngộ. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh 法宝坛经 của Lục Tổ 六祖  tánh dâm này được mô tả là hạt nhân của thanh tịnh.
淫性本是淨性因 Dâm tánh bản thị tịnh tánh nhân Tánh dâm vốn là nhân của sự thanh tịnh
除淫即是淨性身 Trừ dâm tức thị tịnh tánh thân     Trừ dâm tức làm cho thân thành tánh thanh tịnh  
性中各自離五欲 Tánh trung các tự ly ngũ dục        Trong tánh (dâm thanh tịnh) này mỗi người tự rời bỏ ngũ dục [ngũ dục là tài (tài sản, tiền bạc), sắc (vật chất, sắc đẹp), danh (tiếng tăm), thực (ăn uống), thụy (mê ngủ) 
見性剎那即是真 Kiến tánh sát na tức thị chân. Thấy tánh thì trong sát-na tất cả đều là chân
Cặp nhũ hoa, cái âm hộ, dương vật, tinh khí, hành vi giao cấu, tất cả chỉ là hình tướng huyễn ảo của Phật tánh, tánh không chân như thanh tịnh, không khác gì tượng Phật, Bồ Tát. Tất cả hình tướng đều là không thật, đều là do tâm tạo, không thật sự có đặc trưng đặc điểm (Bát Nhã Tâm Kinh : bất cấu bất tịnh, ngũ uẩn giai không- không dơ không sạch, 5 tập hợp sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều là không)  
Dâm, người đời cho là nhơ nhớp, ô uế. Đó chỉ là điên đảo mộng tưởng phân biệt mê muội. Phật pháp nói rằng Nhất thiết pháp vô tự tính. Tất cả các pháp đều không tự có đặc điểm, đặc tính, đặc trưng gì cả. Vậy thì dâm cũng là thanh tịnh như lễ phật, ăn cơm, mặc áo, nghỉ ngơi, không có gì khác cả. Cái cảm tưởng, cảm giác khác, cho là ô uế không thanh tịnh là do tâm tạo, tâm tưởng tượng, chứ nó không có sẵn bản chất hay đặc tính như vậy.
Mật tông Kim Cương thừa dùng hành vi dâm (giao cấu) để luyện tập, nhận ra tánh thanh tịnh của nó (kiến tánh), tánh đó cũng chính là Phật tánh, vô phân biệt, chân thật bất nhị.    
Hành giả có thể tượng tượng ra người phối ngẫu (jnanamudra) hoặc có người phối ngẫu thật (karmamudra)
Nhân vật lịch sử
Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, đạo sư Guru Rinpoche (Liên Hoa Sinh 蓮華生 Padmasambhava, không biết rõ năm sinh năm mất, chỉ biết ông từ Ấn Độ đến Tây Tạng dưới triều đại Trisong Detsen, 742 đến 797CN ) và người phối ngẫu của ông Yeshe Tsogyal (757-817CN) là những nhân vật nổi tiếng nhất trong phép tu này.
KHÔNG HÀNH MẪU (DAKINI) VÀ PHÁP SONG TU Guru-rinpoche
Guru Rinpoche (Padmasambhava, Liên Hoa Sinh)
KHÔNG HÀNH MẪU (DAKINI) VÀ PHÁP SONG TU Dakini-yeshe-tsogyal-dep
Yeshe Tsogyal (Y Hỉ Thố Gia)
Đức Bà Yeshe Tsogyal là một Dakini nổi tiếng, được sùng bái và được xếp vào bậc cao nhất là Jnana Dakini (Trí đồ kiết ni 智荼吉尼)
Có một số hình ảnh giao hoan tu tập giữa hai vị này được vẽ và lưu truyền
Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, Guru Rinpoche) và Yeshe Tsogyal mantra (1)
Padmasambhava (Liên Hoa Sinh, Guru Rinpoche) và Yeshe Tsogyal mantra (2 blue)
Những hành giả không có người phối ngẫu phải tưởng tượng hình dung ra đối tác phối ngẫu (consort)  gọi là Mantra (咒語 chú ngữ) mà nhiều hành giả sử dụng.
Có những mantra người ta vẽ thể hiện rõ cả bộ phận sinh dục nữ vì bộ phận đó là vật trung tâm của phép tu nên được chú trọng gọi là mantra dakini.
Dakini khỏa thân chính diện (1)
Dakini khỏa thân chính diện (2)
Có những mantra diễn tả các tư thế giao hợp cho dễ hình dung bởi vì nhiều hành giả không có người phối ngẫu.
Các tư thế mantra
Mục đích của phép tu này là đạt tới vô sở trụ bằng dâm căn của thân tức là bằng linga (dương vật) và yoni (âm hộ). Vô sở trụ tức là Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm. Nhận ra chân tâm hay Phật tánh mới đích thực là mình. Tại sao phải cần hai người ? Hai người là số nhiều, có số lượng, họ phải phá bỏ số lượng bằng cách hợp nhất (bất nhị). Họ phải phá bỏ cảnh giới (không gian, hoàn cảnh, trang nghiêm và ô trọc không còn phân biệt), họ phải phá bỏ thời gian (đốn ngộ).  Hai thể xác hợp nhất, dương vật và âm hộ lồng vào nhau thành một, tinh dịch của nam và tinh khí của nữ hòa trộn vào nhau, hai tâm hồn cũng hòa nhập vào nhau không còn ranh giới.
Đạt tới cảnh giới bất nhị, vô sở trụ , tánh không, tâm như hư không vô sở hữu mới chính là cứu cánh của phép tu đặc biệt này.   
Đa số mantra diễn tả sự giao hợp trong tư thế ngồi thiền.
Tiêu biểu là mantra của Guru Rinpoche và Yeshe Tsogyal
Mantra này diễn tả sự giao hợp giữa Đạo sư Guru Rinpoche mà Hán dịch là Liên Hoa Sinh 蓮花生 và Đức Bà Yeshe Tsogyal Hán dịch là Y Hỉ Thố Gia 伊喜措嘉 hoặc Ích Tây Thố Kiệt 益西措杰 trong tư thế ngồi thiền. Bà là Jnana dakini nước da màu hồng sáng là dakini đệ nhất. 
Tóm lại phép tu đặc biệt này dùng dâm căn để nhận ra tánh thanh tịnh vô nhiễm vô phân biệt để đi đến kiến tánh. Các hành giả tu tập vô phân biệt trí nhận chân bản thể thanh tịnh của những bộ phận cơ thể hoặc hành vi mà người đời có thói quen coi là ô trược đáng xấu hổ, nhưng các nam nữ hành giả này ứng dụng Bát Nhã Tâm Kinh (bất cấu bất tịnh- không dơ không sạch) xem là bình thường và có thể phô bày thành mantra để các hành giả khác hình dung.
Nếu Bồ Tát Quán Thế Âm tu theo pháp môn nhĩ căn viên thông dùng tai nghe để quán thông cả lục căn thì Đạo sư Liên Hoa Sinh và Không hành mẫu Y Hỉ Thố Gia tu theo pháp môn thân căn viên thông với bộ phận sinh dục nam là linga (dương vật) và bộ phận sinh dục nữ là yoni (âm hộ) để quán thông lục căn đạt tới kiến tánh. Tại sao dùng linga và yoni để tu luyện vì đây là bộ phận trung tâm của nam và nữ hàm chứa rất nhiều năng lượng. Chế phục được thân căn này thì sự tu tập rất mau tiến bộ đến giác ngộ. 
Nếu bên giáo môn dạy phải giải trừ sắc dục thì bên mật tông lại dùng sắc dục như một phương tiện thiện xảo để đi đến giác ngộ giải thoát. Tuy nhiên để có thể dĩ độc trị độc hành giả cũng phải đạt được một trình độ nhất định trên đường tu, nếu không thì rất dễ sa ngã rơi vào tà đạo.
Không phải chỉ có ở Tây Tạng mới có pháp song tu. Ở Nhật Bản một thiền sư nổi tiếng, giác ngộ, cũng có cách hành xử khác thường tương tự như Karmamudra Mật tông Tây Tạng.  
Thiền sư Ikkyu Sojun ở Nhật Bản (1)
Thiền sư Ikkyu Sojun ở Nhật Bản (2)  
Ở TQ cũng có những trường hợp tương tự. Bậc giác ngộ không còn phân biệt hình tướng.
Trong triều đại nhà Tống có nhà sư, được coi là hóa thân của Bồ Tát Văn Thù, đó là nhà sư nổi tiếng Giới Đồ Lê 戒阇黎 quê ở Lâm Hải, Thai Châu 台州临海 thời Nam Tống (1127–1279). Trước khi xuất gia Giới Đồ Lê họ Lâu, cha là Lâu Nguyên Hựu 娄原佑, nổi tiếng là người tốt trong vùng. Cả đời ông Lâu Nguyên Hựu làm từ thiện, thích trai tăng (làm tiệc chay đãi các vị tăng) chỉ tiếc là vợ chồng ông sau nhiều năm chung sống vẫn chưa có con. Ông đã cầu khấn và bà vợ có lần chiêm bao thấy ôm vầng trăng vào lòng, sau đó có mang sinh được con trai đặt tên là Đốn Cát 顿吉. 
Đứa trẻ này ngay khi mới sinh ra đã biết nói: “Lành thay cha mẹ, đã cưu mang sinh ra tôi, đã cứu giúp nhiều người, là dị nhân hiếm có trên đời.” Sự kiện này khiến vợ chồng ông Lâu vừa mừng vừa lo, mừng là đứa trẻ vừa sinh ra đã biết nói, nhưng họ lại lo xuất thân phi phàm của nó,họ lo lắng là bốn câu này mang đầy ý nghĩa Phật giáo, sợ rằng con sớm muộn cũng bỏ cha mẹ theo đạo Phật tu hành.
Quả vậy đứa trẻ về sau trở thành nhà sư lỗi lạc Giới Đồ Lê. Nhưng ông ta không tuân theo các quy tắc như các nhà sư bình thường, trái lại, ông ta không bao giờ tuân thủ giới luật, ông ta không ăn chay mà hay ăn đầu heo và uống rượu ngon. Ông được người ta gọi là “Nhà sư đầu lợn” (Trư đầu hòa thượng 猪头和尚). Giới Đồ Lê không hề khó chịu khi nghe tai tiếng này mà còn bật cười khoái trá.
Nhà sư ăn thịt uống rượu cũng chưa đủ kinh dị, càng bại hoại tăng đoàn hơn chính là việc Giới Đồ Lê không sợ thiên hạ dị nghị, thu nữ đệ tử, và hai người thường đi chung, ở chung với nhau. Nữ đệ tử này tên là Chu thất nương 周七娘, và lai lịch của cô ấy cũng khá phi thường. Cô sinh ra trong một gia đình thuần thành Phật giáo, cô từ nhỏ đã thông minh đĩnh ngộ tuyệt vời, nhưng cô phát nguyện khi lớn lên sẽ không lấy chồng, hàng ngày đi xin ăn trên đường phố và hát nhạc Phật giáo. Mọi người đều nghĩ chắc cô ấy bị điên, nhưng Giới Đồ Lê lại rất ngưỡng mộ cô và thu nhận cô làm đệ tử.
KHÔNG HÀNH MẪU (DAKINI) VÀ PHÁP SONG TU Gioi-do-le-chu-that-nuong
Giới Đồ Lê và Chu Thất nương
Một lần, Giới Đồ Lê và Chu Thất nương ra ngoài phố và ăn một bữa no nê món tôm luộc tại một quán ăn trên phố, khi họ lấy tiền ra trả thì thấy ví không có tiền, chủ quán rất tức giận và không cho họ đi. Nhưng rồi, Giới Đồ Lê cười nói: “Không có tiền, nhưng thí chủ muốn vật gì?” Chủ quán nói: “Ta muốn ngươi bồi hoàn tôm sống cho ta!”
Giới Đồ Lê và Chu Thất nương nhìn nhau cười, xong họ ngồi xuống, và không ngừng phun ra từ miệng những con tôm còn sống tươi rói, chủ quán và những người xung quanh sợ hãi, đồng loạt quỳ xuống và kêu lên “Thần tiên ! Thần tiên !”. Giới Đồ Lê cười nói, “Bây giờ tôi đã trả lại tôm sống cho ông rồi đó.” Sau đó, ông và nữ đồ đệ vừa đi vừa hát mà không nhìn lại.
Khi Giới Đồ Lê viên tịch, những người khác đã báo tin này cho Chu Thất nương, nữ đệ tử biết tin không buồn chút nào, ngược lại, cô ấy vừa hát vừa cười. Hát xong, cô an tọa dưới dạ cầu Phổ Tế mà tịch luôn.
Sau đó có một nhà sư lạ mặt xuất hiện trên đường phố Thai Châu và hát lớn: “Sư phụ Giới, Văn Thù, Chu bà, Phổ Hiền.” Bấy giờ mọi người mới hiểu ra họ chính là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát hóa thân giáo hóa người đời, dạy mọi người về vô phân biệt trí.
Họ giáo huấn điều gì ? Họ muốn hiển thị cho mọi người hiểu rằng đừng có chấp tướng, đừng có chấp thật, các pháp chỉ là vọng tưởng thôi, không có thực chất, bởi vì Nhất thiết pháp vô tự tính 一切法無自性 nghĩa là Tất cả các pháp đều không có đặc điểm, đặc trưng, tính chất riêng. Mọi đặc điểm của các pháp đều là do tâm tạo.